1,1 TỈ NGƯỜI CÓ NGUY CƠ MẤT THÍNH GIÁC VÀ CON SỐ VẪN TIẾP TỤC TĂNG
Dữ liệu từ các nghiên cứu ở các nước có thu nhập trung bình và cao do WHO phân tích chỉ ra rằng trong số các thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ độ tuổi từ 12-35, gần 50% có tiếp xúc với mức độ âm thanh không an toàn từ việc sử dụng các thiết bị âm thanh cá nhân và khoảng 40% có tiếp xúc âm thanh ở mức có khả năng gây hại tại các địa điểm vui chơi giải trí.
Dẫn chứng cụ thể:
Ví dụ, mức độ không an toàn của âm thanh có thể là tiếp xúc với quá 85 đê-xi-ben (dB) trong tám tiếng hoặc 100dB trong 15 phút.
“Khi làm những gì mình thích trong cuộc sống hàng ngày, càng ngày càng có nhiều người trẻ đang đặt mình vào nguy cơ mất thính giác,” Tiến sĩ Etienne Krug, Giám đốc Ban Quản lý các bệnh không lây nhiễm, người khuyết tật, phòng chống bạo lực và tai nạn thương tích của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết.
“Họ cần phải nhận thức rằng một khi họ bị mất thính giác, nó sẽ không trở lại. Những hành động phòng ngừa đơn giản sẽ cho phép mọi người tiếp tục thưởng thức mà không đặt thính giác của mình vào nguy cơ.”
Nghe an toàn tùy thuộc vào cường độ hay độ lớn của âm thanh, thời gian và tần số nghe. Tiếp xúc với âm thanh lớn có thể dẫn đến việc mất thính giác tạm thời hoặc ù tai hay là cảm giác có tiếng kêu vo vo ở tai. Khi tiếp xúc ở mức độ đặc biệt lớn, thường xuyên hoặc kéo dài, nó có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn các tế bào cảm giác của tai, dẫn đến mất thính giác vĩnh viễn.
Khuyến cáo của WHO
WHO khuyến cáo rằng mức độ cho phép cao nhất đối với tiếp xúc với tiếng ồn tại nơi làm việc là 85dB với thời gian tối đa tám giờ mỗi ngày. Nhiều khách hàng quen của các câu lạc bộ đêm, quán bar và các sự kiện thể thao thường xuyên tiếp xúc với mức độ âm thanh cao hơn, và do đó họ nên giảm đáng kể thời gian tiếp xúc.
Ví dụ, tiếp xúc với mức độ tiếng ồn 100 dB, mà điển hình là ở những địa điểm kể trên, chỉ an toàn khi tiếp xúc với không quá 15 phút. Thanh thiếu niên và những người trẻ tuổi có thể bảo vệ tốt hơn thính giác của mình bằng cách giữ âm lượng giảm trên các thiết bị âm thanh cá nhân, đeo nút tai khi đến thăm các địa điểm ồn ào, và sử dụng một cách cẩn thận trang bị, và nếu có thể, đeo tai nghe lọc tiếng ồn.
Họ cũng có thể giới hạn thời gian tham gia vào các hoạt động ồn ào bằng các cuộc nghỉ giải lao ngắn và hạn chế ít hơn một giờ việc sử dụng hàng ngày đối với các thiết bị âm thanh cá nhân. Với sự giúp đỡ của các ứng dụng điện thoại thông minh, họ có thể theo dõi mức độ nghe an toàn. Ngoài ra, họ nên chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo mất thính lực và thường xuyên đi kiểm tra thính lực.
Nâng cao nhận thức trong cộng đồng
Các chính phủ cũng đóng vai trò bằng cách xây dựng và thực thi pháp luật nghiêm ngặt về tiếng ồn giải trí, và bằng cách nâng cao nhận thức về những nguy cơ mất thính lực thông qua các chiến dịch thông tin công cộng.
Phụ huynh, giáo viên và bác sĩ có thể giáo dục thanh niên về nghe an toàn, trong khi đó các nhà quản lý của các địa điểm vui chơi giải trí có thể tôn trọng các mức độ tiếng ồn an toàn được thiết lập tương ứng với từng địa điểm, sử dụng bộ giới hạn âm thanh, và cung cấp nút tai và phòng “thư giãn” cho khách hàng.
Các nhà sản xuất có thể thiết kế các thiết bị âm thanh cá nhân với các tính năng an toàn và hiển thị thông tin về nghe an toàn trên sản phẩm và bao bì.
Sáng kiến Để Nghe được An toàn
Để đánh dấu Ngày Thính giác Quốc tế được tổ chức hàng năm vào ngày 03 tháng 3, WHO khởi động sáng kiến “Để Nghe được An toàn” nhằm thu hút sự chú ý tới những nguy hiểm của việc nghe không an toàn và thúc đẩy thực hành an toàn hơn. Với sự hợp tác với các đối tác trên toàn thế giới, WHO sẽ cảnh báo người trẻ và gia đình của họ về những nguy cơ mất thính giác do tiếng ồn và kiến nghị chính phủ các nước quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này như là một phần của nỗ lực rộng lớn hơn của các chính phủ để ngăn ngừa mất thính giác.
Trên thế giới, 360 triệu người ngày nay bị điếc vừa đến điếc sâu do các nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như tiếng ồn, các điều kiện di truyền, biến chứng khi sinh, một số bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng tai, việc sử dụng các loại thuốc đặc biệt, sự lão hóa. Ước tính rằng một nửa của tất cả các trường hợp mất thính lực là có thể tránh được.
Để giải quyết vấn đề này, WHO thu thập dữ liệu và thông tin về mất thính lực để chứng minh tỷ lệ mắc, nguyên nhân và tác động cũng như cơ hội để phòng ngừa và quản lý; hỗ trợ các nước để xây dựng và thực hiện các chương trình chăm sóc thính lực đã được tích hợp vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu; và cung cấp các nguồn lực kỹ thuật để đào tạo cho nhân viên y tế.
Tôi Phải Làm Gì Nếu Mất Thính Lực?
- Phẫu thuật: một số loại mất thính lực có thể được điều trị bằng phẫu thuật, bao gồm cả bất thường của xoang tai hoặc xương nhĩ (ossicles). Nếu bị nhiễm trùng nhiều lần với chất dịch dai dẳng, bác sĩ có thể chèn các ống nhỏ giúp tai thoát dịch.
- Thiết bị trợ thính: nếu bị mất thính lực do tổn thương tai trong, máy trợ thính có thể sẽ hữu ích.
- Cấy ghép ốc tai điện tử: nếu bị mất thính lực nặng hơn và máy trợ thính thông thường không cải thiện triệu chứng nghe kém, thì cấy ốc tai điện tử có thể là một lựa chọn khác. Không giống như máy trợ thính khuếch đại âm thanh và hướng nó vào ống tai, ốc tai điện tử giúp thay thế chức năng của các bộ phận bị hư hỏng hoặc không hoạt động của tai trong và trực tiếp kích thích dây thần kinh thính giác.
Các thiết bị trợ thính tốt cho người bị mất thính lực:
Bernafon
MÁY TRỢ THÍNH HIỆU NĂNG CAO HỖ TRỢ BẠN TỐT NHẤT
- Thiết kế tiện dụng và kín đáo để tạo sự thoải mái
- Tương thích với các ứng dụng và phụ kiện không dây – nâng cấp các tùy chọn kết nối*
- Các chức năng tiện lợi và dễ sử dụng
- Linh kiện chất lượng hàng đầu cho tuổi thọ lâu dài và hiệu suất đáng tin cậy
- Pin sạc sử dụng cả ngày
Widex
CÔNG NGHỆ HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI
– Micro 360 hoàn toàn tự động
– Nhận diện tới 12 môi trường nghe
– Sound Sense Learn: tự tạo chương trình nghe thông qua ứng dụng điện thoại.
– Widex Zen + tính năng điều trị ù tai tốt nhất thế giới.