Mất thính lực một bên: Những điều cần biết

Mất thính lực một bên là gì?

Mất thính lực một bên còn được biết đến với tên gọi mất khả năng cảm nhận âm thanh cấp tính (tiếng Anh: sudden sensorineural hearing loss, viết tắt là SSNHL), việc này có thể xảy ra ngay lập tức hoặc qua vài ngày. Khoảng 1 trên 5000 người trưởng thành gặp phải tình trạng mất thính lực này mỗi năm, dù con số thực tế có thể cao hơn do nhiều trường hợp không được tổng hợp hoặc không được chẩn đoán đúng.

Tỉ lệ xảy ra ở nam và nữ là bằng nhau; độ tuổi trung bình xảy ra lần đầu là khoảng từ giữa 45 – 55 tuổi.

sudden hearing loss
Mất thính lực đột ngột một bên là gì?

Nếu bạn hay người thân đột nhiên bị mất thính lực, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức. Đôi lúc việc mất thính lực cấp tính bị xem nhẹ, nhưng thực sự bạn và chuyên gia y tế cần hết sức quan tâm tới điều này. Tại sao phải như vậy? Vì cơ hội để bạn phục hồi thính giác sẽ tỉ lệ thuận với độ sớm của việc kiểm tra sức khỏe tai bạn.

Mất thính lực cấp tính thường xảy ra ở 1 bên tai, và nếu không tiến triển, tình trạng mất thính lực mãn tính 1 tai có thể xảy ra. Kiểu “mất thính lực bất đối xứng” này có thể gây ra những vấn đề rất kỳ lạ, như không thể định vị nơi phát ra âm thanh, còn được biết đến với tên gọi “hiệu ứng bóng đầu”.

Một vài trường hợp, cá nhân có thể còn chút khả năng nghe ở một bên tai đó, và có thể được hỗ trợ với thiết bị trợ thính.

Nên làm gì khi bị mất thính lực một bên đột ngột?

1/ Nhanh chóng tìm hỗ trợ nếu đột ngột cảm nhận mất thính lực ở 1 trong 2 bên tai

2/ Một vài người sẽ cảm thấy tiếng bật bật, cảm giác đầy tai với một cái gì đó, và có thể là ù tai.

3/ Phần lớn nguyên nhân không thể xác định. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng lý do lớn nhất cho điều này và do viêm nhiễm.

4/ Dù chưa xác định được nguyên nhân, thuốc chứa streoids có thể giảm viêm sưng ở phần tai trong. Nếu không được chữa trị cẩn thận, có thể dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn

làm gì khi bị điếc
Nên làm gì khi bị điếc đột ngột

Các triệu chứng của mất thính lực cấp tính một bên

Nhiều người thấy mất thính lực đột ngột khi thức dậy vào buổi sang và thấy việc nghe của họ có gì đó khác lạ. Nhiều người khác lại không để ý cho tới khi nghe điện thoại bằng bên tai bị ảnh hưởng hoặc nghe tai nghe. Vài trường hợp, trước khi xảy ra mất thính lực, thường có tiếng “nổ” rõ ràng trong tay, một tín hiệu đáng quan ngại.

Sau đó, vài bệnh nhân cho biết cảm giác bên tai bị đầy ứ hoặc có cảm giác lạ, có thể đi kèm với cảm giác rung đột ngột trong tai và chóng mặt, đôi khi được gọi là “đầy tai”.

Nguyên nhân của mất thính lực cấp tính một bên thường không được xác định

Mất thính lực cấp tính khác với các loại mất thính lực khác ở vài điểm sau: ngoài đặc tính bắt đầu chớp nhoáng, tình trạng này còn tự phát – nghĩa là, không xác định được nguyên nhân. Thường chỉ 10-15% các trường hợp có thể xác định được nguyên nhân gây ra.

Một số nguyên nhân và yếu tố gây ra rủi ro đã biết gồm:

  • Nhiễm khuẩn
  • Nhiễm virus
  • Rối loạn tai trong, đặc biệt là bệnh Meniere (rối loạn thính lực)
  • Chứng đau nửa đầu (thiên đàu
  • Có khối u (ví dụ: u dây thần kinh thính giác)
  • Một số loại thuốc có thể có tác dụng phụ gây mất thính giác, đặc biệt nếu dùng liều cao
  • Các bệnh hoặc rối loạn thần kinh (ví dụ như bệnh đa xơ cứng)
  • Va đập, chấn thương ở đầu
  • Các bệnh tự miễn (ví dụ như viêm khớp dạng thấp)
  • Các bệnh về tuần hoàn (ví dụ: viêm mạch máu)

Virus có thể gây ra mất thính lực cấp tính?

Các nhà nghiên cứu cho rằng trong những trường hợp mất thính giác đột ngột mà không xác định được nguyên nhân có thể do virus gây ra ở cấp độ nhẹ. Lý do cho việc này là vài bênh nhân cho biết họ bị lạnh đầu hoặc nhiễm trùng đường hô hấp vài ngày hoặc vài tuần trước khi họ bị mất thính lực.

Virus gây ra điều này thế nào?

Bản thân chúng hoặc tình trạng viêm nhiễm thứ cấp do chúng gây ra, phần nào ảnh hưởng tới những tế bào mỏng ở tai trong và/hoặc hệ thống tuần hoàn. Số lượng virus nhiều hay ít cũng có thể gây ra, gồm cả những loại không gây nhiều triệu chứng, nghĩa là người bệnh sẽ không biết mình bị cho đến khi cảm thấy mất thính lực. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu mới nổi, đang được tìm hiểu thêm.

Virus Covid-19 và tình trạng mất thính lực đột ngột

Covid-19
Covid-19

Nếu virus được cho là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây mất thính giác đột ngột, điều này có áp dụng với virus COVID-19 đang gây ra đại dịch?

Trong một số trường hợp hiếm hoi, nó có thể dẫn đến mất thính giác. Tuy nhiên, hiểu biết của các nhà nghiên cứu về mối quan hệ này là hoàn toàn mới mẻ. (Chúng tôi vẫn đang cập nhật bài viết này về tương quan giữa COVID-19 và mất thính giác mỗi khi chúng tôi biết thêm về một nghiên cứu mới về chủ đề này.)

Các loại virus khác

Rất nhiều loại virus, trong đó có một số loại nguy hiểm đến tính mạng, có thể gây mất thính lực từ từ hoặc đột ngột. Nhiều loại có thể được phòng ngừa bằng vắc xin, chẳng hạn như sởi, quai bị, rubella, và đậu mùa. Vì chúng gây ra triệu chứng nặng trên diện rộng nên những trường hợp này dễ phát hiện và điều trị sớm hơn.

Kiểm tra tình trạng mất thính lực cấp tính một bên

Nếu nghi ngờ mình có thể bị mất thính lực cấp tính, đầu tiên bạn cần đặt lịch hẹn với bác sĩ chuyên ngành thính giác. Bác sĩ sẽ tiến hành một bài kiểm tra thính lực được gọi là đo thính lực âm thuần để đo được tổn hại thính lực.

Bài thử nghiệm có thể xác định phạm vi mất thính lực tính bằng đơn vị decibel. Bạn sẽ bị chẩn đoán là mất thính lực cấp tính nếu không thể nghe 30 decibel ở ít nhất ba tần số liên tiếp. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ ấy có thể yêu cầu các xét nghiệm thêm để xác định nguyên nhân sâu xa.

Xét nghiệm máu, chụp MRI và kiểm tra thăng bằng là một vài ví dụ có thể giúp xác định nguyên nhân cốt lõi cho tình trạng mất thính lực của bạn.

Lưu ý:

Nếu bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nào của bạn không muốn kiểm tra kỹ tình trạng mất thính lực một bên của bạn, hãy tìm kiếm nơi khác. Như nhà thính học Dennis Colucci đã tuyên bố, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phải “hiểu rằng mất thính lực đột ngột là một trường cứu y tế khẩn cấp.

Nếu không có hành động ngay lập tức, thì lợi ích sẽ ít đi và gánh nặng sẽ nhiều hơn đối với bệnh nhân, gia đình họ và hệ thống chăm sóc sức khỏe.”

Điều trị mất thính lực cấp tính một bên: có thể hồi phục thính lực?

Mặc dù các phương pháp điều trị mất thính giác đột ngột vẫn còn khá hạn chế, chúng vẫn đóng vai trò rất quan trọng: 85% những người được can thiệp y tế kịp thời lấy lại một phần hoặc toàn bộ thính lực của họ. Đây hẳn là tin tốt cho những người hy vọng lấy lại thính lực ở một bên tai.

Các loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng mất thính lực cấp tình gồm thuốc chứa steroid, có tác dụng ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Cụ thể như loại thuốc phổ biến nhất: corticosteroid. Chúng hoạt động bằng cách giúp cơ thể kháng bệnh, giảm sưng và viêm. Steroid thường được dung ở dạng viên nhưng cũng có thể được tiêm vào sau màng nhĩ.

“Nếu được chữa trị nhanh chóng, cơ hội để hồi phục một phần hoặc toàn bộ thính lực là rất khả quan”

Liệu pháp điều trị bằng steroid cho chứng mất thính lực cấp tính một bên

Phương pháp điều trị thông qua đường tiêm, được gọi là liệu pháp corticosteroid thông qua hòm nhĩ (intratympanic corticosteroid therapy), được khuyên dung cho những người không thể dùng steroid qua đường uống. Cả hai phương pháp điều trị đều có hiệu quả như nhau, mặc dù việc tiêm thuốc có vẻ hơi khó chịu hơn chút.

Các phương pháp điều trị bổ sung có thể cần thiết để điều trị triệt để, chẳng hạn như dùng thuốc kháng sinh.

Khoảng 50 % những người trải qua mất thính lực cấp tính sẽ tự phục hồi một phần hoặc hoàn toàn thính lực trong vòng một đến hai tuần.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tìm cách điều trị càng sớm càng tốt, vì cơ hội phục hồi thính lực sẽ dần thu hẹp sau khoảng hai đến bốn tuần kể từ khi bắt đầu mất thính lực. Sau khoảng thời gian đó, khả năng mất thính giác mãn tính sẽ cao hơn và khả năng phục hồi sẽ càng ngày thấp hơn.

Sau đó, các liệu trình điều trị sẽ tập trung vào việc khuếch đại khả năng nghe còn lại, thông qua máy trợ thính hoặc các thiết bị tương tự.

“Cơ hội phục hồi thính lực sẽ thu hẹp dần sau 2 đến 4 tuần kể từ khi mất thính lực. Điều đó có nghĩa là tổn thương sẽ trở thành mãn tính và không thể phục hồi”

Nếu bạn đang bị mất thính giác đột ngột, đừng chủ quan phớt lờ với suy nghĩ nó sẽ hết thôi. Hãy tìm ngay hỗ trợ y tế từ chuyên gia ngay lập tức, vì điều này sẽ tạo nên khác biệt to lớn.

Trung tâm thính học uy tín tại TPHCM

Trợ Thính An Khang

Đơn vị đi đầu trong việc thăm khám sức nghe, chuyên đo thính lực, tư vấn và cung cấp các dòng máy trợ thính hàng đầu đến từ Châu Âu.

Địa chỉ: 142 Thành Thái, Phường 12, Quận 10, TPHCM

Liên hệ: (028) 39 27 4560

Fanpage: Trợ Thính An Khang

error: