Ốc tai điện tử Oticon – Quy trình can thiệp cho trẻ

Quy trình can thiệp Ốc tai cho trẻ

Để đưa ra quyết định cấy ghép ốc tai điện tử cho con là một quyết định sẽ ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh cuộc sống của con. Trước khi phẫu thuật, trẻ cần được xem xét kỹ lưỡng để đánh giá mức độ phù hợp với phẫu thuật. Khi đã đủ tiêu chuẩn, sẽ tiến hành sắp xếp phẫu thuật, theo dõi sau phẫu thuật và trị liệu ngôn ngữ cho con để đảm bảo được kết quả tốt nhất của việc cấy ốc tai điện tử.

Đánh giá trước phẫu thuật

Đánh giá là sự phối hợp của nhóm đội ngũ tư vấn cấy ốc tai, nhà thính học và bác sĩ. Đánh giá nhằm kiểm tra khả năng nghe của con và mục tiêu của gia đình. Bao gồm:

Đánh giá y khoa

Đánh giá sức khỏe tổng quát của trẻ bao gồm chụp MRI, CT để xác định tính khả thi của phẫu thuật dành cho tai nào. Chẩn đoán hình ảnh cho phép đội ngũ y khoa xem xét việc đưa dãy điện cực vào ốc tai. Bên cạnh đó, hình ảnh cũng giúp các bác sĩ phẫu thuật lường trước những khó khăn có thể xảy ra.

Đánh giá thính lực

Các nhà thính học tiến hành đo thính lực bằng các thiết bị đo. Bên cạnh đó, để kiểm tra sức nghe còn lại, nhà thính học sử dụng thêm máy trợ thính để xác đinh mức độ khuếch đại mà máy trợ thính có thể. Để thực hiện, các nhà thính học có thể đề nghị một thời gian dùng thử với máy trợ thính để đánh giá tiềm năng cấy ốc tai điện tử.

Các bác sĩ tai- mũi- họng, nhà thính học, đội tư vấn sẽ giúp bạn xác định loại khiếm thính mà con mắc phải. Bạn có thể được gửi đến trung tâm cấy ốc tai gần nhất để đánh giá tiềm năng của con. Cấy điện cực ốc tai là một quá trình lâu dài và đầy thử thách, đòi hỏi gia đình phải tham gia và hỗ trợ con. Nếu không được, nên xem xét giải pháp khác.

1. Phẫu thuật

Để đưa bộ cấy vào bên trong ốc tai cần phải phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật một đường nhỏ sau tai, và đặt bộ thu chứa các vi mạch điện tử. Tiếp theo, tiến hành đưa cẩn thận dãy điện cực vào trong ốc tai.

Phẫu thuật cấy ghép được thực hiện dưới gây mê toàn thân và thường mất dưới 2 giờ đồng hồ và nhập viện vài ngày. Việc cấy ghép ốc tai điện tử cũng có thể có những rủi ro như phẫu thuật tai khác nhưng là hy hữu.

Trẻ có thể nghe được khi bộ xử lý âm thanh( bộ đeo ngoài) được đeo và kích hoạt. Bộ đeo ngoài được đeo sau vài tuần hoặc 1 tháng sau khi xuất viện. Khi đó, vết mổ đã được hồi phục và được lấp bởi lớp da(sẹo).

2. Theo dõi sau phẫu thuật

Để việc cấy ốc tai điện tử thành công, trẻ cần được đưa đến trung tâm để chỉnh máy- điều chỉnh chương trình, âm lượng, chế độ âm thanh của bộ xử lý đeo ngoài. Đồng thời, trẻ cần phải học khóa trị liệu ngôn ngữ để được mã hóa, học hỏi ý nghĩa của âm thanh.

3. Chỉnh máy

Các nhà thính học có nhiệm vụ đầu tiên là cung cấp, hướng dẫn và giải thích cách thức hoạt động của bộ xử lý âm thanh. Tư vấn bao gồm xác định mức kích thích được tạo ra trên mỗi điện cực, các thông số khác trong việc điều chỉnh, để tối ưu hóa khả năng cảm nhận thông tin âm thanh.

Trong những tháng tiếp theo sau phẫu thuật, trẻ sẽ sẽ được yêu cầu đến trung tâm để chỉnh máy, cải thiện dần chất lượng thông tin âm thanh. Các lượt chỉnh máy sẽ giãn cách thưa dần theo thời gian, cho đến khi cài đặt âm thanh đạt mức tối ưu và ổn định.

4. Trị liệu ngôn ngữ

Sau khi cấy ốc tai điện tử, trẻ phải làm quen với tín hiệu do bộ cấy cung cấp. Ngay cả những trẻ bị mất thính lực đột ngột( đã từng có ngôn ngữ), cũng phải học cách làm quen do thông điệp mà máy mang đến khác với cách thính giác ghi nhớ thông thường. Bộ não cần phải thích ứng với tín hiệu mới này và học cách diễn giải nó.

Do đó, việc đăng ký tham gia khóa học trị liệu ngôn ngữ là cần thiết. Thời gian và độ khó liệu pháp ngôn ngữ thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất thính lực, khoảng thời gian trẻ mất thính lực và nhiều yếu tố khác. Sẽ mất nhiều thời gian và khó khăn hơn đối với trẻ khiếm thính bẩm sinh hoặc trẻ bị mất thính lực trước khi học ngôn ngữ.

error: