Chuẩn kháng nước kháng bụi IP68
CHUẨN KHÁNG NƯỚC KHÁNG BỤI IP68
I. IP là gì?
IP (Ingress Protection) là bộ tiêu chuẩn dùng để phân loại và xếp hạng mức độ bảo vệ thiết bị khỏi các tác động ngoại lực từ môi trường bên ngoài do Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế ban hành. Hệ thống xếp hạng này bao gồm kí tự chữ hoặc số, mỗi kí tự sẽ cho biết thông tin về mức độ bảo vệ đối với một tác động khác nhau.
II. Mức IP68 có ý nghĩa gì?
Chuẩn kháng nước kháng bụi được kí hiệu theo dạng IPXY
Trong đó X là ký tự đầu tiên, đại diện cho chuẩn kháng bụi. Nói đúng hơn là kháng vật thể rắn có kích thước nhỏ. Bao gồm 7 mức độ.
Y là ký tự thứ 2, đại diện cho chuẩn kháng chất lỏng. Tạm hiểu theo nghĩa hẹp là chống nước. Bao gồm 9 mức độ.
Vậy IP68 đại diện cho chuẩn kháng nước kháng bụi cao nhất. Hoàn toàn chống bụi bẩn xâm nhập vào bên trong. Và chịu được một khoảng thời gian dài dưới độ sâu nhất định.
Tương tự bạn có thể suy luận ra ý nghĩa của các chuẩn IP khác như IP67, IP56… Nếu các bạn bắt gặp chuẩn IPX7. Điều này nghĩa là khả năng kháng bụi ở mức 0 và kháng nước ở mức 7.
III. Máy trợ thính có chuẩn kháng nước kháng bụi IP68
Kháng nước kháng bụi là tính năng không thể thiếu trên máy trợ thính. Vì chúng hoạt động tới 16h/ ngày. Và tiếp xúc nhiều với mồ hôi và bụi bẩn.
Theo một số thống kê không chính thức. Các dòng máy trợ thính chính hãng, phổ biến tại Việt Nam trước năm 2017 thường có chuẩn kháng nước kháng bụi IP67. Các dòng máy trợ thính ngày nay đều được trang bị chuẩn IP68.
Nếu các bạn chưa tìm hiểu nhiều về máy trợ thính, chúng tôi xin nêu một vài thương hiệu nổi bật: Widex của Đan Mạch, Bernafon của Thụy Sĩ, Phonak của Thụy Sĩ, Rexton của Đức…
IV. Vẫn phải giữ gìn máy cẩn thận mặc dù đã có khả năng kháng nước kháng bụi.
Đừng vì máy có tính năng kháng nước kháng bụi chuẩn IP68 mà chủ quan. Nó không có nghĩa máy của bạn sẽ miễn nhiễm với nước và bụi bẩn. Tính năng này được trang bị để giúp bảo vệ máy trong những trường hợp gặp rủi ro. Nghĩa là nếu không may gặp mưa, rơi nước, bụi bẩn… Máy của bạn sẽ không hỏng ngay mà vẫn có thể tiếp tục sống sót. Nhưng vẫn có khả năng bị “tổn thương” nhất định.
Để có thể chống lại nước và bụi bẩn. Máy trợ thính thường cấu tạo rất kín kẽ. Có lớp doăng, keo để ngăn nước và bụi bẩn. Phần mạch cũng thường được phủ 1 lớp vật liệu coating. Nhưng theo thời gian sử dụng, yếu tố nhiệt độ, rơi, va đập… sẽ khiến lớp bảo vệ không còn hoàn hảo như lúc đầu.
Phải làm gì khi máy bị rơi nước?
- Nếu không may để máy tiếp xúc với nước: hãy tắt máy (với máy dùng pin sạc), tháo pin (với máy dùng pin kẽm khí). Lau khô và sấy bằng máy sấy chuyên dụng hoặc hút ẩm khoảng 6 – 8h.
- Trong trường hợp bị rơi nước nặng: hãy tắt máy và tháo pin tương tự như trên. Lâu khô sau đó mang máy tới trung tâm thính học. Kỹ thuật viên sẽ bảo dưỡng theo quy trình chuyên nghiệp. Các nguy cơ tiềm tàng sẽ được khắc phục từ sớm.
Những việc không nên làm khi máy bị rơi nước:
- Không nên tiếp tục sử dụng ngay sau khi máy bị rơi nước. Có thể dẫn tới chập cháy và hỏng máy.
- Tuyệt đối không sấy máy trợ thính bằng máy sấy tóc hoặc bỏ vào lò vi sóng. Sẽ không thể sấy khô được nước hoặc hơi ẩm đã xâm nhập vào bên trong. Mà nhiệt độ cao sẽ làm hỏng các vi mạch rất nhỏ bên trong máy.
Nếu bạn cần tư vấn thêm, hãy liên hệ Trợ thính An Khang
Theo dõi Fanpage của chúng tôi để cập nhật chương trình khuyến mãi mới nhất hằng tháng.