CÔNG NGHỆ TRỢ THÍNH ĐÃ ĐỔI MỚI THẾ NÀO

 

 

CÔNG NGHỆ TRỢ THÍNH ĐÃ THAY ĐỔI THẾ NÀO TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Ở chủ đề trước https://trothinhankhang.com/cong-nghe-tro-thinh-hien-dai-giup-duoc-gi-cho-nguoi-nghe-kem/ Trợ thính An Khang đã giới thiệu tới các bạn một số công nghệ mới nhất của các hãng. Ở bài viết này chúng tôi sẽ nhấn mạnh hơn về những sự tiến bộ công nghệ so với thế hệ trước.

Công nghệ trợ thính được phát triển để giúp người khiếm thính có trải nghiệm nghe dễ dàng hơn. Hầu hết các nhà sản xuất đều mong muốn mang tới âm thanh chân thực, gần với tai sinh học nhất. Những năm gần đây công nghệ trợ thính đã có rất nhiều thay đổi vượt trội so với thời kì trước. Thông qua việc so sánh những thay đổi trong một vài tính năng thiết yếu, chúng tôi mong muốn bạn có thể thấy được phần nào các tiến bộ về công nghệ.

Lưu ý: đánh giá dựa trên tìm hiều về máy trợ thính tới từ Châu Âu. Không áp dụng cho các dòng máy giá rẻ có hàm lượng công nghệ thấp.

1. CHẤT LƯỢNG ÂM THANH CƠ BẢN:

Theo tiến bộ về công nghệ, các linh kiện điện tử ngày một nhỏ gọn và mạnh mẽ hơn. Chip xử lý tinh vi hơn và có thể xử lý cùng lúc nhiều dữ liệu hơn. Chất lượng các linh kiện thu phát âm thanh như micro, loa cũng được nâng cấp đáng kể.

Cùng với đó là tiêu chuẩn cơ bản về chất lượng của các nhà sản xuất cũng được đặt ở mức cao hơn. Do đó, cho dù chưa xét tới các tính năng nâng cao thì chất lượng âm thanh cơ bản đã có sự khác biệt rõ rệt.

 

Máy trợ thính

 

2. ĐỘ TRỄ (DELAY)

Máy trợ thính sẽ xử lý âm thanh trước khi phát tới tai người nghe. Đơn giản nhất là khuếch đại âm thanh. Phức tạp hơn là tối ưu khả năng nghe hiểu ngôn ngữ… Quá trình xử lý này sẽ tiêu tốn một thời gian nhất định. Nên sẽ có độ trễ giữa việc nghe bằng máy trợ thính so với tai sinh học. Độ trễ này cũng là một phần nguyên nhân gây ra cảm giác bị vang khi nghe máy. Nghiêm trọng hơn có thể làm cho việc nghe thấy và nhìn thấy không đồng bộ.

Nhờ có phần cứng mạnh mẽ hơn. Máy trợ thính có thể xử lý tín hiệu nhanh hơn. Dẫn tới độ trễ giảm đi đáng kể. Hầu hết các thương hiệu thiết bị trợ thính lớn hiện nay đều có thể khống chế mức delay xuống dưới 10 ms. Đối với những người nghe kém nhẹ tới trung bình, tuy vẫn có cảm giác vang khi mới bắt đầu đeo máy. Nhưng có thể thích ứng nhanh chóng.

Đặc biệt nhất phải kể tới thiết kế mới của Widex. Không chỉ nâng cấp về phần cứng, hãng còn đổi mới về quy trình xử lý âm thanh. Dẫn tới thành quả khống chế mức delay xuống dưới mức 0.5 ms. Công nghệ này đã dành giải thưởng CES Innovation award năm 2021

 

Công nghệ Zero Delay của Widex

 

3. QUẢN LÝ TIẾNG ỒN

Mặc dù luôn hướng tới trải nghiệm nghe một cách chân thực và toàn diện như tai sinh học. Nhưng các nhà sản xuất, chuyên gia hay người sử dụng đều biết. Tác dụng quan trọng nhất của máy trợ thính là giúp người khiếm thính giao tiếp tốt trở lại. Và cách làm hữu hiệu nhất là giảm tiếng ồn, để làm nổi bật hơn âm lời nói.

Nếu như trước đây máy chỉ đơn giản phân biệt âm ồn và âm lời nói. Theo đó nó sẽ giảm mức khuếch đại các âm ồn. Hoặc nén các âm ồn thành một giải âm vô nghĩa. Thì giờ đây máy có thể phân biệt âm thanh một cách thông minh hơn. Nó chia âm thanh thành nhiều dạng VD: âm ồn lời nói, âm xe cộ, âm tự nhiên, âm lời nói…

Tùy theo các hoàn cảnh nghe khác nhau (hay còn gọi là môi trường nghe). Máy sẽ tinh chỉnh các loại âm thanh theo cách khác nhau. Nhằm tạo nên tính đa dạng và chân thực hơn khi nghe. Nhưng vẫn đảm bảo giao tiếp tốt.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo:

Áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, máy trợ thính có thể hiểu được môi trường nghe thực tại của bệnh nhân. Nhờ đó tinh chỉnh âm thanh theo hướng có lợi nhất cho việc nghe của người bệnh.

Tại vấn đề này. Mỗi nhà sản xuất thiết bị trợ thính lại đạt được các thành tựu khác nhau. VD:

  • Sivantos: có thể phân biệt được 127 môi trường nghe khác nhau. Nhiều hơn từ 6 tới 10 lần so với hãng khác.
  • Widex: cho phép người đeo tự quyết định tinh chỉnh mà mình thích. Nhờ đó tạo được môi trường dữ liệu nhân tính hóa hơn, gần với thực tế hơn.
  • Bernafon: xử lý âm thanh theo thời gian thực. Tiếng ồn được xử lý và cách ly một cách mượt mà. Người đeo sẽ không bị ngắt quãng trò chuyện bởi các tiếng ồn lớn hoặc đột ngột.

 

Trong thực tế, bất cứ âm thanh nào cũng có thể trở thành âm ồn, cản trở cuộc trò chuyện

 

4. QUẢN LÝ TIẾNG GIÓ

Tiếng gió cũng là một loại tiếng ồn. Nó có thể diễn ra liên tục và che lấp hoàn toàn các âm thanh khác.

Công nghệ trợ thính đời trước cũng có thể xử lý âm thanh này. Tuy nhiên trong quá trình xử lý vẫn ảnh hưởng xấu tới âm thanh khác.

Công nghệ hiện đại ngày nay phân biệt tiếng gió một cách thông minh hơn. Nó cho phép bạn xử lý tốt tiếng gió.

5. XỬ LÝ TIẾNG HÚ

Tiếng hú hay còn gọi là âm feed back. Là tiếng rít, diễn ra khi âm thanh từ loa liên tục vọng vào micro > bi khuếch đại > phát ra loa > rồi lặp lại quá trình. Âm thanh này thường gặp khi bạn che tay vào micro hoặc khi đeo núm tai bị hở.

Với các dòng máy cao cấp đời trước. Các âm thanh này có thể được xử lý ngay sau khi phát hiện ra.

Với công nghệ trợ thính ngày nay. Âm feed back có thể bị phát hiện và ngăn chặn trước khi nó tạo ra tiếng rít.

6. KẾT NỐI

Với công nghệ cũ máy trợ thính có thể giao tiếp với phần mềm quản lý trên điện thoại qua công nghệ sóng cao tần. Tuy nhiên công nghệ này chỉ cho phép các điều chỉnh cơ bản như tăng giảm âm lượng hoặc thay đổi chương trình.

Công nghệ sau đó cho phép máy trợ thính có thể giao tiếp blue tooth với điện thoại thông qua các phụ kiện trung gian.

Với công nghệ ngày nay máy trợ thính có thể kết nối trực tiếp với điện thoại qua giao thức bluetooth. Và có thể được sử dụng như 1 chiếc tai nghe thông thường.

 

Hết phần 1. Mời các bạn tìm hiểu thêm qua bài viết phần 2.

 

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI GIÚP BẠN TÌM LẠI ÂM THANH

VÌ CHÚNG TÔI LÀ BIỆT ĐỘI CỨU THÍNH

Liên hệ chúng tôi qua Facebook – Zalo – hoặc Hotline 0963470361

 

 

error: