fbpx

Dạy trẻ khiếm thính tại nhà (Phần 2)

CÁC THỦ THUẬT ĐỈNH ĐỂ DẠY TRẺ KHIẾM THÍNH

ĐÃ CAN THIỆP MÁY TRỢ THÍNH HOẶC ỐC TAI ĐIỆN TỬ TẠI NHÀ

Việc tập nghe và phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính đòi hỏi sự nhẫn nại. Cha mẹ cần kiên trì giúp đỡ để trẻ dần dần nhận biết về thế giới nhiều hơn, hiểu được người đối thoại nói chuyện với mình, trẻ sẽ tập nói và phát triển được ngôn ngữ. Cơ hội đó một phần dựa vào máy trợ thính và ốc tai điện tử. Phụ huynh nên kiểm tra máy có hoạt động tốt vào mỗi buổi sáng trước khi đeo cho trẻ và cuối ngày khi tháo ra.

Hãy cùng tìm hiểu tiếp các mẹo sau đây giúp cha mẹ thêm tự tin khi dạy cho con tại nhà.

5. Tạo một thói quen

Hầu hết trẻ con hạnh phúc nhất khi chúng có một thói quen cố định yêu thích. Điều này không có nghĩa là con sẽ không chống lại bạn, nhưng việc tạo nề nếp sinh hoạt như giờ ngủ, giờ ăn, giờ học sẽ khiến con an tâm. Cùng con thống nhất thời gian biểu và viết ra hoặc vẽ tranh ảnh.

6. Giao tiếp rõ ràng và linh hoạt

Hãy trình bày rõ ràng những mong đợi của bạn, nhưng hãy linh hoạt. Mỗi gia đình sẽ tiếp cận việc học theo một cách khác nhau – không có đúng hay sai. Chấp thuận một loạt quy tắc đơn giản nhưng hãy lường trước nếu mọi việc không suôn sẻ.

Các câu chuyện xã hội có thể dùng để dạy các thói quen, lý giải các thay đổi hoặc giúp trẻ học cách cư xử trong các tình huống mới.

7. Đọc sách và nghe nhạc

Bạn có thể đọc mọi thứ khác nhau với con – truyện, sách, báo. Đọc cùng con hay chia sẻ cùng con một cuốn sách. Nói về nội dung và hỏi con những gì con thấy, cảm nhận. Bạn hãy chọn mua những cuốn sách nhiều hình ảnh, ít chữ để nói và chỉ cho trẻ biết hình này là gì, không cần bắt trẻ đánh vần chữ.

Trẻ thường rất thích nghe nhạc. Bạn hãy cho trẻ nghe nhạc hoặc có thể hát cho trẻ nghe trong lúc nằm, ngủ, chơi, tắm hoặc đang bế bồng trẻ trên tay. Tập cho trẻ lắc lư, vỗ tay theo điệu nhạc, lời bài hát.

âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ khiếm thính

Có rất nhiều nguồn tài nguyên internet miễn phí trên mạng. Hãy tự mình tìm hiểu giúp con, hỏi con về một số ý tưởng, hỏi con thích gì.

8. Tìm không gian yên tĩnh

Khi dạy con tại nhà, hãy luôn đảm bảo môi trường yên tĩnh, để con tránh phân tâm bởi những tiếng ồn xung quanh.  Mẹ có thể đóng cửa sổ, cửa ra vào, hay tắt các thiết bị âm thanh như TV.

9. Không ngại chia sẻ và tương tác trực tiếp để trẻ phát triển ngôn ngữ

Trẻ tương tác

Hầu hết trẻ con học tốt nhất khi có thể chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng của mình và cùng tương tác với người khác, gia đình hoặc bạn bè đồng trang lứa. Nếu bạn có thời gian, hãy học cùng con, ngay cả khi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn mỗi ngày. Hay thử các buổi trò chuyện với bạn khác, người thân qua internet. Hãy cho con gặp gỡ bạn bè cũng đeo máy để tăng khả năng giao tiếp xã hội và tự tin hơn vì mình không khác biệt.

Tiếp tục tìm hiểu thêm các mẹo cần thiết để dạy con ở nhà tại ‘Thủ thuật dạy trẻ ở nhà (Phần 1)

Tìm hiểu thêm thông tin về thiết bị hoặc các buổi học AVT tại website Trợ thính An Khang

Tìm hiểu thêm chương trình ưu đãi và thông tin hữu ích trên Fanpage tại đây

error: