KIỂM TRA THÍNH LỰC VÀ NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT

Kiểm tra thính lực và những điều nên biết

 

 

KIỂM TRA THÍNH LỰC VÀ NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT

NHỮNG AI NÊN KIỂM TRA THÍNH LỰC

Trẻ em có khả năng nghe kém

Nếu trẻ không đáp ứng với âm thanh từ phía sau, không giật mình trước những âm thanh lớn, có dấu hiệu chậm nói. Nên đi khám để kiểm tra sức nghe. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ bị chậm đi, việc học tập cũng như các vấn đề về hành vi và xã hội của trẻ cũng chậm.

Người lớn tuổi nên kiểm tra thính lực định kỳ

Độ tuổi 55 – 60 thường hay phát hiện nghe kém hơn vì các cơ quan bị lão hóa, khả năng tiếp nhận và dẫn truyền thông tin của tai giảm. Hiện tượng lão thính bắt đầu xuất hiện. Nếu phát hiện sớm có thể ngăn ngừa. Do đó nên kiểm tra thính lực. Nếu có dấu hiệu không tốt sẽ có biện pháp can thiệp kịp thời.

 

người làm việc ở môi trường nhiều tiếng ồn cần kiểm tra thính lực định kỳ

 

Người thường xuyên làm việc ở môi trường nhiều tiếng ồn

Những người phải làm việc lâu trong môi trường nhiều tiếng ồn như: thợ mộc, thợ mỏ, thợ hàn xì, lái tàu hỏa, thợ khai thác đá, công nhân trong nhà máy,… cần kiểm tra thính lực định kỳ. Việc này là bắt buộc ở các quốc gia phát triển nhưng ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa phổ biến.

Người mắc một số bệnh lý liên quan tới thính lực

Bị các bệnh lý biến chứng do mũi họng, viêm nhiễm ở tai, viêm màng não, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường cũng thuộc nhóm cần chú ý khám thính lực định kỳ bởi chúng dễ làm cản trở lượng máu lưu thông đến tai gây ra tình trạng nghe kém.

Người đang sử dụng một vài loại thuốc dễ ảnh hưởng đến thính giác cần kiểm tra thính lực để có thể phát hiện và điều trị kịp thời

Có một số loại thuốc nếu dùng lâu dài dễ gây ra tác dụng phụ là ù tai, nghe kém như: thuốc trị tim mạch, thuốc trị lao,…

Gặp chấn thương ở tai và vùng đầu

Những chấn thương xảy ra ở tai và đầu rất dễ làm thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến cấu trúc tai trong, vỡ xương thái dương từ đó làm suy giảm thính lực.

 

Người bị chấn thương ở tai và vùng đầu nên đi kiểm tra thính lực

 

 Thêm nữa:

Ngoài những trường hợp trên thì người đột nhiên có hiện tượng đau đầu chóng mặt dữ dội. Có hiện tượng ù tai. Thì nên đi kiểm tra thính lực ngay. Vì rất có thể đây là dấu hiệu của việc mất thính lực đột ngột. Mà chứng bệnh này chỉ điều trị hiệu quả trong vài ngày đầu.

 

KIỂM TRA THÍNH LỰC LÀ KIỂM TRA NHỮNG GÌ

Đo nhĩ lượng: Là phép đo kiểm tra chức năng của tai giữa.

Đo thính lực đơn âm: là phép đo kiểm tra sức nghe thực tế của một người

 

 

 Một số phép đo khác nếu cần:

+ Đo âm phát ốc tai: kiểm tra tình trạng của phần tai trong.

+ Đo ASSR (Điện thính giác ổn định): là phương pháp đo kiểm tra sức nghe bằng cách đánh giá phản hồi của sóng điện thính giác khi được kích thích âm thanh. Đây là 1 phép đo ngủ. Áp dụng cho trẻ nhỏ hoặc nhứng người không thể tương tác chủ động với kỹ thuật viên.

+ Đo ABR (Điện thính giác thân não): Phép đo này giúp kiểm tra các tổn thương ở dây thần kinh thính giác. Cũng có thể đánh giá 1 cách tương đối thính lực của người được đo. Đây cũng là 1 phép đo ngủ.

Bạn có thể kiểm tra thính lực nhanh bằng cách đo online: https://trothinhankhang.com/dich-vu/do-thinh-luc-truc-tuyen/

 

 

 

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI GIÚP BẠN TÌM LẠI ÂM THANH

VÌ CHÚNG TÔI LÀ BIỆT ĐỘI CỨU THÍNH

Liên hệ chúng tôi qua Facebook – Zalo – hoặc Hotline 0963470361

error: