fbpx

MẤT THÍNH LỰC DẪN TRUYỀN – CHI TIẾT

mất thính lực dẫn truyền

Mất thính lực dẫn truyền

 

 

 

MẤT THÍNH LỰC DẪN TRUYỀN – GIẢI THÍCH CHI TIẾT

Trong bài viết: điếc dẫn truyền – giải thích đơn giản chúng tôi đã nói đơn giản về khái niệm và nguyên nhân dẫn tới nghe kém dẫn truyền. Tại bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ để các bạn nắm được kỹ hơn.

NHẮC LẠI VỀ CƠ CHẾ NGHE:

Như trong bài viết “Cơ chế nghe của tai người” chúng tôi đã giải thích: Con người có thể nghe được bằng cả đường khí và đường xương. Trong đó đường khí chiếm vai trò chủ đạo.

  • Cấu tạo tai người bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong.
  • Nguyên lý nghe đường khí: Âm thanh sẽ được đón nhận và hội tụ ở vành tai. Truyền dẫn qua ống tai, làm rung động màng nhĩ. Chuỗi xương con ở tai giữa sẽ chuyển động và truyền âm thanh tới tai trong. Quá trình này gọi là dẫn truyền âm thanh. Các bộ phận liên quan rất nhạy cảm với các rung động. Đảm bảo âm thanh được đón nhận và truyền dẫn tốt nhất tới tai trong.
  • Tai trong sẽ tiếp nhận, xử lý và truyền tín hiệu lên não qua dây thần kinh. Não bộ sẽ phân tích các tín hiệu này và giúp chúng ta hiểu được âm thanh.
  • Với cách nghe đường xương: âm thanh sẽ truyền qua xương hàm và xương sọ tới trực tiếp tai trong. Do không có bộ phận chuyên trách hội tụ âm thanh. Và âm thanh bị hấp thu đáng kể bởi các cấu trúc mềm như tóc, da, cơ… Nên âm thanh truyền tới tai trong bị giảm thiểu rất nhiều.
  • Để trải nghiệm rõ hơn, bạn có thể bịt 2 tai và nghe thử. Âm thanh rõ ràng nhỏ hơn và biến dạng. Trừ khi bạn áp sát nguồn phát vào phần xương chũm.

 

Cơ chế nghe của tai người

 

MẤT THÍNH LỰC DẪN TRUYỀN LÀ GÌ?

Như đã nói ở trên, tai ngoài và tai giữa phụ trách dẫn truyền âm thanh. Chúng đảm bảo âm thanh hội tụ và truyền dẫn đầy đủ tới tai trong. Những bộ phận này rất nhạy cảm, cũng dễ bị tổn thương.

Nếu một hoặc nhiều bộ phận trong đó hoạt động không bình thường. Dẫn tới âm thanh bị suy hao quá mức trong quá trình truyền dẫn tới tai trong. Dẫn tới nghe kém. Ta gọi là mất thính lực dẫn truyền.

Ngưỡng nghe tối thiểu của một người khỏe mạnh là <= 20 dB. Giả sử người A chỉ có thể nghe được âm thanh nhỏ nhất > 20 dB (vd 25 30 hoặc 40 dB). Nguyên nhân do có vấn đề ở tai ngoài hoặc tai giữa. Có thể kết luận A bị mất thính lực dẫn truyền. Hậu quả là nghe kém dẫn truyền.

BIỂU HIỆN CỦA MẤT THÍNH LỰC DẪN TRUYỀN

Với cảm nhận trực quan, người bệnh  thường chỉ có thể cảm giác được sự khó nghe hơn ở tai gặp vấn đề.

Nhưng khi đo đạc bằng thiết bị chuyên dụng có thể thấy được kết quả:

  • Nhĩ lượng: Có thể là dạng As, Ad, B hoặc C mà không phải type A như tai khỏe mạnh.
  • Thính lực đồ: Sẽ có sự chênh lệch sức nghe đáng kể giữa đường khí và đường xương. Sức nghe đường xương trong ngưỡng bình thường. Và bị nghe kém đường khí. Đồng nghĩa với tai trong (ốc tai) hoạt động bình thường. Mà vấn đề nghe kém nguyên nhân ở việc dẫn truyền đường khí.

 

mất thính lực dẫn truyền tai trái

Một ví dụ về thính lực đồ mất thính lực dẫn truyền tai trái

 

NGUYÊN NHÂN MẤT THÍNH LỰC DẪN TRUYỀN

  • Trường hợp đơn giản nhất là do có dị vật trong ống tai. Có thể là ráy tai, côn trùng hay vật nhỏ bị kẹt trong ống tai. Thường gặp ở những người hay bơi lội, ít vệ sinh tai. Hoặc những người thường dùng bông ngoáy tai không đúng cách – khiến ráy tai tích cục trong ống tai. Lúc này dị vật sẽ cản trở âm thanh truyền vào tai giữa làm suy giảm sức nghe.
  • Bệnh lý ở tai ngoài hoặc tai giữa như: thủng màng nhĩ, viêm tai giữa ứ dịch, sơ cứng chuỗi xương con, xốp xơ tai… Những bất thường này sẽ cản trở quá trình truyền dẫn âm thanh dẫn tới mất thính lực.
  • Bị mất thính lực tạm thời sau khi gặp phải tiếng động lớn và đột ngột. Cơ bàn đạp sẽ hoạt động để bảo vệ tai khỏi tổn thương nặng hơn. Lúc này chuỗi xương con sẽ bị hạn chế hoạt động, dẫn tới mất thính lực tạm thời.
  • Di truyền – bẩm sinh: các hội chứng như dị dạng vành tai, dị dạng sọ mặt … dẫn tới cấu trúc tai bất bình thường đều có thể dẫn tới nghe kém dẫn truyền.

 

Dị dạng vành tai là một nguyên nhân dẫn tới mất thính lực dẫn truyền

Dị dạng vành tai là một nguyên nhân dẫn tới mất thính lực dẫn truyền

 

ĐIỀU TRỊ MẤT THÍNH LỰC DẪN TRUYỀN:

Trong đa phần trường hợp, mất thính lực dẫn truyền sẽ dễ giải quyết hơn mất thính lực tiếp nhận. Căn cứ vào kết quả khám lâm sàng, đo đạc chuyên môn. Bác sĩ sẽ kết luận được nguyên nhân dẫn tới nghe kém. Sau đó đưa ra phương hướng điều trị cụ thể.

Với những trường hợp đơn giản như lấy dị vật hoặc điều trị viêm tai giữa, bệnh nhân có thể được điều trị nhanh chóng. Những trường hợp phức tạp hơn như thủng nhĩ, vấn đề ở chuỗi xương con… Bác sĩ cũng có thể phẫu thuật để điều trị. Nhiều trường hợp có thể không lấy lại được hoàn toàn sức nghe. Nhưng khả năng nghe cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

 

KIỂM TRA THÍNH LỰC Ở ĐÂU?

  • Bạn có thể kiểm tra thính lực chính xác tại Trợ thính An Khang ở 4 thành phố lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Nha Trang.
  • Nếu ở Ninh Bình, bạn có thể kiểm tra thính lực tại Phòng khám Tai Mũi Họng Hà Nội – 32 Tuệ Tĩnh, P Nam Thành, TP Ninh Bình.

 

 

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI GIÚP BẠN TÌM LẠI ÂM THANH

VÌ CHÚNG TÔI LÀ BIỆT ĐỘI CỨU THÍNH

Liên hệ chúng tôi qua Facebook – Zalo – hoặc Hotline 0963470361

 

 

error: