Mất thính lực và suy giảm nhận thức

  • Home
  • -
  • Kiến thức
  • -
  • Mất thính lực và suy giảm nhận thức
Mất thính lực và suy giảm nhận thức

Mất thính lực và suy giảm nhận thức: Mối liên hệ giữa chúng là gì?

 

Khi mẹ tôi bước sang tuổi trung niên, bà thỉnh thoảng gọi tôi là “Luna”, tên con mèo tôi nuôi thuở nhỏ. Bây giờ tôi bằng tuổi mẹ tôi khi ấy, tôi thường đi tìm mắt kính của mình vài phút trước khi tôi nhận ra nó được đặt ngay trên đầu mình.

“Khoảnh khắc tuổi già” khiến tôi sợ hãi, bởi lẽ vì tôi vẫn đang kiếm sống bằng chất xám của mình. Thậm chí còn tồi tệ hơn nếu bệnh mất trí nhớ di truyền qua các thế hệ trong gia đình bạn.

Khi chúng ta già đi, các kết nối giữa các tế bào não sẽ bị tổn thương hoặc một số tế bào sẽ bị mất đi – quá trình đáng sợ này được gọi là “teo não” hoặc đơn giản là “suy giảm nhận thức”.

Và thật sự rõ ràng là mất thính giác khiến bạn có nguy cơ bị suy giảm nhận thức cao hơn khi bạn dần già đi.

Mất khả năng thính giác và suy giảm nhận thức
Mất khả năng thính giác và suy giảm nhận thức

Các nghiên cứu đã chỉ ra điều gì:

  • Chứng suy giảm trí nhớ thường xảy ra với những người bị mất khả năng thính giác không được chữa trị hoàn toàn.
  • Những người không được điều trị chứng mất khả năng thính giác có xu hướng phát triển chứng mất trí dễ hơn những người có thính lực bình thường.
  • Những người không được điều trị chứng mất khả năng thính giác cho biết họ lo lắng về trí nhớ của họ hơn những người có thính giác bình thường

Mất thính lực có thể thay đổi não bộ như thế nào?

Suy giảm thính lực làm một số bộ phận của não chịu trách nhiệm về phản ứng thính giác co lại. Trong một nghiên cứu do Jonathan Peelle, hiện đang làm việc tại Đại học Washington ở St. Louis, dẫn đầu, người lớn tuổi được quét não khi họ nghe những câu có độ phức tạp khác nhau.

Họ cũng thực hiện các bài kiểm tra đo “chất xám”, các vùng não liên quan đến kiểm soát cơ và nhận thức cảm giác như nhìn và nghe, trí nhớ, cảm xúc, lời nói, ra quyết định và tự kiểm soát.

Hóa ra là các tế bào thần kinh ở những người bị khiếm thính kém hoạt động hơn khi họ tập trung vào các câu phức tạp. Họ cũng có ít chất xám hơn trong các khu vực thính giác. Những tác động này có thể tích lũy theo thời gian hoặc do tuổi tác.

Trong một nghiên cứu khác, Peelle phát hiện ra rằng những người lớn tuổi bị khiếm thính hiểu giọng nói kém hơn so với những người trẻ bị khiếm thính.

Nghiên cứu về chứng sa sút trí tuệ và mất thính lực cho thấy gì?

Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị mất thính lực có thể bị suy giảm nhận thức sớm hơn so với những người có thính giác bình thường. Một nhóm tại Johns Hopkins đã xem xét điểm số suy giảm nhận thức trong sáu năm trong một nghiên cứu gần 2.000 người cao niên. Họ kết luận rằng những người bị suy giảm thính lực có tốc độ suy giảm nhận thức nhanh hơn. Các tình nguyện viên đều bình thường về mặt nhận thức khi nghiên cứu bắt đầu.

Nhưng vào cuối nghiên cứu, những người bị mất thính lực có thể được xem là “suy giảm khả năng nhận thức” cao hơn 24% so với những người có thính giác bình thường.

Có cách tiếp cận nào khác không?

Một cách tiếp cận khác là hỏi mọi người xem họ có nhận thấy sự thay đổi không. Các biện pháp kiểu “chủ quan” này có thể phát hiện suy giảm thính lực trước khi tiến hành kiểm tra khách quan. Một nghiên cứu lớn gần đây — sử dụng dữ liệu được thu thập từ hơn 10.000 nam giới từ 62 tuổi trở lên — đã được thực hiện trong thời gian tám năm.

Nghiên cứu cho thấy rằng tình trạng suy giảm thính lực càng lớn, nam giới càng có xu hướng bày tỏ mối quan tâm về trí nhớ hoặc suy nghĩ của họ theo thời gian.

Ngay cả khi họ bị mất thính lực nhẹ, khả năng họ báo cáo rằng bản thân bị suy giảm nhận thức cao hơn 30% so với những người không báo cáo bất kỳ sự mất thính giác nào. Với tình trạng mất thính lực vừa hoặc nặng, nguy cơ cao hơn 42% và 52%. (Ở độ tuổi 80 trở lên, tình trạng mất thính lực ở mức trung bình phổ biến hơn mất thính lực nhẹ).

Một số nghiên cứu chuyên sâu:

Tiến sĩ Sharon Curhan, một bác sĩ và nhà dịch tễ học tại Bệnh viện Brigham and Women’s ở Boston, người khởi đầu nghiên cứu này, cho biết bà có kế hoạch nghiên cứu sâu hơn với phụ nữ và các nhóm dân số trẻ hơn.

Cuối cùng, một nhóm nghiên cứu của Thành phố Salt Lake đã phát hiện ra rằng trong số gần 4.500 người cao niên không bị sa sút trí tuệ, 16,3% những người khiếm thính phát triển chứng sa sút trí tuệ so với 12,1% những người có thính giác bình thường. Nó cũng có xu hướng xảy ra nhanh hơn ở những người bị mất thính giác. Trung bình, mất hơn một thập kỷ để phát triển chứng sa sút trí tuệ trong nhóm mất thính giác và 12 năm nếu thính giác của bạn vẫn ổn.

Còn chứng ù tai và bệnh Alzheimer?

Ít nhât một nghiên cứu đã chỉ ra: bệnh Alzheimer phổ biến hơn một chút ở những người bị ù tai so với những người không bị. Trong nghiên cứu được thực hiện ở Đài Loan đó, 3,1% bệnh nhân ù tai phát triển thành bệnh Alzheimer trong khoảng thời gian 10 năm, so với 2% ở những người không bị ù tai. Tuy nhiên, các nhà khoa học không biết tại sao mối quan hệ này tồn tại, và cần phải nghiên cứu thêm.

Máy trợ thính có đảo ngược quá trình suy giảm nhận thức không?

Nghiên cứu của Tiến sĩ Curhan không đưa ra được câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này. Trong số những người tình nguyện bị giảm thính lực nặng, những người đeo máy trợ thính có nguy cơ nhận thức chủ quan thấp hơn một chút so với những người không đeo máy trợ thính. Nhưng ảnh hưởng quá nhỏ để có thể thống kê.

Bà ấy muốn nhìn nhận một cách khó khan hơn về tương quan giữa máy trợ thính và suy giảm nhận thức. “Không có nhiều bằng chứng trong thời gian dài và những gì chúng tôi có không phải là kết luận”, bà cho biết.

“Một vài nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc sử dụng máy trợ thính và sự suy giảm chức năng nhận thức, trong khi những nghiên cứu khác cho thấy mối liên quan có thể xảy ra,” bà trình bày với Healthy Listening. “Mối quan hệ này đáng để nghiên cứu thêm.”

máy trợ thính
Vì máy trợ thính giúp bạn kết nối với người khác, chúng có thể giúp bạn ngăn ngừa cảm giác bị cô lập xã hội

Các nghiên cứu đã chỉ ra điều gì?

Một nghiên cứu quan sát lớn gần đây đã làm sáng tỏ hơn về vấn đề này. Nghiên cứu phát hiện rằng máy trợ thính dường như giúp trì hoãn sự khởi phát của suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ, cùng với chứng trầm cảm và té ngã gây chấn thương.

Tuy nhiên, đây không phải là một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, vì vậy kết luận có thể là vì những lý do khác (ví dụ, những người đeo máy trợ thính có thu nhập cao hơn và do đó có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với dịch vụ chăm sóc y tế tốt chẳng hạn).

Ngoài ra, một nghiên cứu lớn năm 2018 đã phân tích kết quả từ hơn 2.000 người Mỹ từ 50 tuổi trở lên đã thực hiện các bài kiểm tra trí nhớ từ hai năm một lần trong tối đa 18 năm. Trong số những người đã mua máy trợ thính trong quá trình này, bằng chứng cho thấy rằng máy trợ thính làm chậm tốc độ họ mất trí nhớ từ ngữ.

“Cá nhân tôi rất biết ơn vì tôi có máy trợ thính vì chúng giúp tôi kết nối với những người thân yêu và bạn bè. Cha tôi, một nhà thống kê đã nghỉ hưu, người không mất một viên bi nào, không thích đeo máy. Để thúc đẩy ông, tôi đề cập đến nghiên cứu trên. “Bố, con vừa thấy một số con số thú vị. Bố có biết rằng máy trợ thính có thể ngăn ngừa té ngã và suy giảm nhận thức không? ”

Ông trả lời: “Họ có tiến hành nghiên cứu từ ngăn kéo không?”

Máy trợ thính tốt nhất cho bệnh nhân bị sa sút trí tuệ và mất thính lực là gì?

Đối với những bệnh nhân đang mắc phải chứng sa sút trí tuệ, việc mất thính lực không bao giờ được ngó lơ, vì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng sa sút trí tuệ, làm tăng khả năng mất phương hướng và làm cho cuộc sống của họ kém an toàn hơn (chẳng hạn như họ không thể nghe thấy tiếng vòi nước chảy).

Mặc dù không có công cụ hỗ trợ thính giác nào sản xuất dành riêng cho bệnh nhân sa sút trí tuệ, nhưng vẫn có rất nhiều thiết bị có thể hữu ích. Từ loại tương đối đơn giản, chẳng hạn như micrô di động (được gọi là “máy bộ đàm bỏ túi”) đến thiết bị trợ thính cao cấp.

“Mất thính lực làm cho những người bị bệnh như Alzheimer càng thêm khó khăn. Với những bệnh nhân bị sa sút trí tuệ, thiết bị trợ thính được khuyên dùng để cải thiện chất lượng sống và giúp giao tiếp dễ dàng hơn”

Nên làm gì?

Nếu bạn là người từng chăm sóc người bệnh Alzheimer hoặc bệnh tương tự ảnh hưởng đến nhận thức, bạn nên điều tra xem thiết bị trợ thính nào có thể hoạt động tốt nhất. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc thính giác sẽ là người bạn, vì họ biết những sản phẩm mới nhất có thể phù hợp với người thân của bạn.

Bạn cũng sẽ có thể thảo luận về nhu cầu, thói quen và khả năng cụ thể của người thân với chuyên gia chăm sóc thính giác.

Ví dụ, máy trợ thính có thể không phải lúc nào cũng là giải pháp tốt nhất. Hầu hết các máy trợ thính cao cấp đều được thiết kế kín đáo, vì vậy chúng có thể quá nhỏ và dễ mất đối với bệnh nhân sa sút trí tuệ, đặc biệt nếu họ có vấn đề về sử dụng tay chân.

Máy trợ thính cũng yêu cầu một người (hoặc người chăm sóc của họ) phải sạc pin đầy đủ, thiết bị luôn sạch sẽ và ở tình trạng hoạt động tốt. Thay thế cho thiết bị trợ thính, các thiết bị hỗ trợ nghe có thể phù hợp hơn.

máy trợ thính
Contact Forte – Máy trợ thính đường xương hàng đầu thế giới

Nếu bạn cần trợ giúp với tình trạng mất thính lực

Nếu bạn để ý thấy có vấn đề về thính giác ở bản thân hoặc người thân, đừng chần cừ – can thiệp y tế nhanh chóng có thể giúp bạn và người thân vẫn giữ sự hòa nhập và không bị tách biệt khỏi xã hội – một di chứng thường xảy ra với người bị mất thính lực. Mất thính lực có thể rất chán nản, nhưng chúng ta không đáng bị như vậy.

Để tìm được một chuyên gia về thính lực, hãy tham khảo danh sách các phòng khám thính giác được người tiêu dùng bình chọn của chúng tôi để tìm một chuyên gia hoặc bác sĩ thính giác phù hợp gần nơi bạn đang sinh sống.

Một số địa chỉ đo thính lực uy tín tại TPHCM

1. Trợ Thính An Khang

Đơn vị đi đầu trong việc thăm khám sức nghe, chuyên đo thính lực, tư vấn và cung cấp các dòng máy trợ thính hàng đầu đến từ Châu Âu. Việc kiểm tra thính lực thường xuyên cũng là một điều nên làm để bảo vệ sức nghe của bạn. Tránh bị mất thính lực đột ngột hoặc lãng tai khi về già.

Địa chỉ: 142 Thành Thái, Phường 12, Quận 10, TPHCM

2. Bệnh Viên Tai Mũi Họng TPHCM

Địa chỉ: 155-157 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

3. Bệnh Viện FV

Địa chỉ: 6 Nguyễn Lương Bằng, Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

 

error: