Nghe kém dốc ngược (tần số thấp) là gì?

Nghe kém dốc ngược (thính lực suy giảm tần số thấp) là gì?

Võ Thanh Hoàng – Tổng hợp

Một trong những dạng nghe kém hiếm được biết đến là nghe kém tần số thấp, thường được xem như nghe kém “dốc ngược”. Sở dĩ có tên gọi này bởi cách mô tả thể hiện sức nghe trên thính lực đồ, là đồ thị được tiêu chuẩn hóa để nhà thính học sử dụng các thiết bị kiểm tra sức nghe đo đạc khả năng nghe của từng cá nhân.

nghe kém tần số thấp

Ảnh hưởng đến khả năng nghe của bạn như thế nào?

Nghe kém tần số thấp được định nghĩa là giảm khả năng nghe âm thanh có tông trầm, như là giọng đàn ông, âm bass trong nhạc và tiếng sấm. Khả năng bạn nghe được những âm thanh này đến mức độ nào – hoặc không nghe thấy gì – phụ thuộc vào mức độ nghe kém của bạn, trong đó gồm mức độ từ nhẹ đến sâu.

Khi nghe âm thanh lời nói, loại nghe kém này phần lớn ảnh hưởng đến khả năng nhận biết độ to của lời nói, cũng như là âm thanh đó to đến cỡ nào. Nghe kém dạng này cũng làm cho khó nghe các nguyên âm, là những âm thanh được nói ở tông trầm, hơn là các phụ âm. Khác với nghe kém tần số cao, khi người ta nói chuyện to hơn bạn sẽ dễ nghe hơn những âm thanh thấp (giả sử bạn không đeo máy trợ thính).

Dấu hiệu của nghe kém tần số thấp

Bạn có thể nhận thấy nghe giọng phụ nữ và trẻ em thích hơn giọng đàn ông, chỉ khi đàn ông nói to hơn thì bạn mới thấy thích nghe. Bạn có thể vất vả khi nghe qua điện thoại, so với nói chuyện trực diện.  Cũng như với những âm thanh từ động cơ xe hơi, xe tải và máy bay bạn sẽ chẳng cảm thấy có nhiều tiếng “ầm ầm”, và với âm nhạc nghe có vẻ rất nhỏ. Bạn cũng thấy sự kỳ lạ là mình có thể nghe tốt những âm thanh tông cao mà người khác có thể không để ý hoặc không nghe thấy. Khi nói chuyện, bạn thích người ta đứng rất gần mình để nói hơn. Bạn có thể nghe thấy giọng nói của chính mình cũng bình thường.

Những nguyên nhân gây nghe kém tần số thấp

Một số trường hợp, nguyên nhân gây nghe kém tần số thấp (dốc ngược) là do di truyền hoặc do mắc phải sau đợt bệnh lúc còn nhỏ. Nhưng hầu hết các trường hợp có liên quan đến xốp xơ tai hoặc bệnh lý Meniere – một bệnh lý liên quan đến rối loạn tự miễn dịch gây ra nghe kém, chóng mặt và ù tai. Tuy nhiên, trong bệnh lý Meniere, nghe kém có thể tăng dần lên theo thời gian, tiến triển thành những loại nghe kém khác gây ảnh hưởng xuyên suốt dãy âm thanh nghe được.

Trong lúc các liên quan chưa được hiểu rõ, nghe kém dốc ngược được cho là hệ số nguy cơ cho các bệnh tim mạch (rối loạn tim và mạch máu).

Chẩn đoán nghe kém dốc ngược

Không may thay, do nghe kém dốc ngược hiếm gặp nên ít được chẩn đoán đúng và bỏ sót chẩn đoán trong nhiều năm, đôi khi hàng thập kỷ. Các phép đo thính lực thường được sử dụng để phát hiện các loại nghe kém khác. Với những phép đo chuẩn và chặt chẽ, thông qua thính lực đồ chúng ta sẽ thấy đường “dốc ngược” có xu hướng dốc từ tần số thấp đến tần số cao, hình dạng có thể nhận ra là âm thanh tông trầm bị kém đi. Nghe kém dạng này trái ngược hoàn toàn với nghe kém tần số cao thường gặp, trong đó đường dốc trên thính lực đồ thể hiện từ tần số cao đến thấp.

Điều trị nghe kém dốc ngược

Máy trợ thính có thể giúp khuếch đại âm thanh tần số thấp không chồng lấn khuếch đại âm thanh có tông cao. Tuy nhiên, do độ hiếm và phức tạp của nghe kém dạng này, cần phải tốn thêm (hoặc nhiều hơn) thời gian để thử và điều chỉnh cho đến khi tìm được mức khuếch đại phù hợp. Với trường hợp nghe kém này, bạn cũng cần để ý đến hiện tượng nghe kém hồi thính. Bạn cần tiếp cận nhà thính học kinh nghiệm để giúp bạn tìm hướng điều trị tốt nhất. Nếu bạn bị bệnh Meniere, bạn phải theo khuyến cáo của bác sĩ để bảo tồn sức nghe còn lại của mình.

Để được hiểu sâu hơn về nghe kém dốc ngược, Trợ thính An Khang đề xuất bạn đọc thêm ở đây: The Bizarre World of Extreme Reserve-Slope Hearing Loss (or Low Frequency) Hearing Loss

Tìm kiếm giúp đỡ

Nếu bạn hoặc người thân có vấn đề nghe kém dốc ngược, bạn đừng ngại đến Trung tâm Thính học gần bạn nhất. Nếu bạn có nghe kém dốc ngược và muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình để giúp người khác, hãy cho chúng tôi comment tại “Nghe kém dốc ngược

error: