THÍNH LỰC ĐỒ

Thính lực đồ

Thính lực đồ

 

 

THÍNH LỰC ĐỒ 

THÍNH LỰC ĐỒ LÀ GÌ

Thính lực đồ là bảng biểu chuyên dùng thể hiện sức nghe của 1 người. Nó là 1 bảng ma trận 2 chiều.

Chiều dọc thể hiện cường độ âm thanh (độ lớn nhỏ). Được đo bằng dB (deciBel).

Chiều ngang thể hiện tần số âm thanh từ thấp tới cao. Được tính bằng Hz (Hertz).

NHỮNG THỨ THƯỜNG ĐƯỢC THỂ HIỆN TRÊN THÍNH LỰC ĐỒ

Đương nhiên thứ quan trọng nhất được thể hiện trên thính lực đồ là sức nghe thực tế của một người. Tuy nhiên chúng ta có thể minh họa nhiều hơn trên đó để thính lực đồ trở nên trực quan và sống động hơn.

Quả chuối ngôn ngữ:

thinh luc do

Thinh luc do

 

Đây là vùng thể hiện âm lượng và tần số mà ngôn ngữ chúng ta giao tiếp thường ngày. Chúng được tính theo chuẩn ngôn ngữ la tinh.

Có sự khác biệt không lớn giữa ngôn ngữ và thói quen giao tiếp của mỗi quốc gia. Riêng với tiếng Việt, âm thanh thường rõ ràng, đều và dễ nghe hơn. Do ít có sự nhấn âm khi phát âm 1 từ. Và chúng ta ít dùng những âm gió.

Âm thanh thường gặp:

Chúng ta cũng có thể ghi nhận trên thính lực đồ những âm thanh thường gặp như: tiếng quạt gió, tiếng xe cộ, tiếng chim hót, tiếng động lớn… trên thính lực đồ. Nhằm dễ dàng giải thích hơn cho mọi người về sức nghe của bản thân.

Có những âm thanh nhỏ mà người nghe kém dễ dàng mất đi như: tiếng lá rơi, tiếng mưa nhỏ ngoài trời, tiếng chim hót tự nhiên…

Cũng có những âm thanh nhỏ trong cuộc sống hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp tới chúng ta như: tiếng chìa khóa rơi, tiếng gõ cửa, tiếng nước chảy khi không đóng kĩ vòi nước…

Có những âm thanh lớn gây khó chịu hoặc gây ảnh hưởng xấu tới sức nghe như: tiếng súng nổ, tiếng máy móc trong nhà máy, tiếng máy bay…

THÍNH LỰC ĐỒ THỂ HIỆN SỨC NGHE THỰC TẾ

Thính lực đồ 2 tai

 

Thông qua phép đo thính lực đơn âm (pure tone audiometry, chuyên viên có thể xác định sức nghe của một người. Sức nghe nhỏ nhất của đường xương và đường khí theo từng tần số sẽ được thể hiện trên thinh luc do.

 

 

Thính lực đồ thể hiện sức nghe 2 tai trên cùng bảng

 

Tai trái là màu xanh, tai phải là màu đỏ. Với bộ ký hiệu được quy định trước. Người ta có thể đánh dấu chung 2 tai trên 1 bảng hoặc tách biệt. Tùy kỹ thuật, đời máy đo và mục đích sử dụng.

Các tần số chính cần lưu ý là 500 Hz, 1000 Hz, 2000 Hz, 4000 Hz. Khi đo thính lực đường khí, chuyên viên sẽ đo thêm 2 tần số 250 Hz và 8000 Hz. Còn khi đo đường xương người ta thường chỉ đo những tần số chính.

NHỮNG CHỈ SỐ KHÁC TRÊN THÍNH LỰC ĐỒ

MCL: là viết tắt của Most Comfortable Loudness thể hiện ngưỡng nghe dễ chịu của 1 người.

UCL: là viết tắt của Uncomfortable Loudness thể hiện ngưỡng nghe khó chịu

SRT: là viết tắt của Speech Reconition Threshold là kết quả đo bằng âm lời nói.

Tuy nhiên các phép đo này thường ít được thực hiện nên sẽ ít bắt gặp trên kết quả đo thính lực.

 

Ví dụ về kết quả đo thính lực

MỨC ĐỘ MẤT THÍNH LỰC

  • Mức độ nhẹ: Không nghe được âm thanh nhỏ hơn 20dB. Mức nhỏ nhất có thể nghe thấy từ 20dB – 40dB.
  • Mức độ trung bình: Mức nhỏ nhất có thể nghe thấy từ 40dB tới 70dB.
  • Mức độ nặng: từ 70dB tới 90dB.
  • Mức độ sâu: trên 90dB mới bắt đầu nghe thấy.

 

Với những ngôn ngữ dùng nhiều nhấn âm và âm gió nhưng tiếng Anh, Pháp… việc nghe kém nhẹ đã ảnh hưởng rất lớn tới quá trình giao tiếp. Với tiếng Việt, âm điệu ít thay đổi hơn. Và mỗi âm tiết đều được phát âm rõ ràng. Mất thính lực mức độ nhẹ chưa ảnh hưởng quá lớn. Chỉ khi bước vào mức độ trung bình bệnh nhân mới gặp khó giao trong quá trình trao đổi.

Tuy nhiên mất thính lực có thể diễn ra rất nhanh và là hệ quả của nhiều bệnh lý khác. Nên chúng ta cần kiểm tra thính lực định kỳ và can thiệp sớm nhất có thể nếu phát hiện dấu hiệu bất thường.

Bạn có thể tìm hiểu thêm dịch vụ đo thính lực tại Trợ thính An Khang: https://trothinhankhang.com/dich-vu/do-thinh-luc-chinh-xac-hien-dai/

 

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI GIÚP BẠN TÌM LẠI ÂM THANH

VÌ CHÚNG TÔI LÀ BIỆT ĐỘI CỨU THÍNH

Liên hệ chúng tôi qua Facebook – Zalo – hoặc Hotline 0963470361

 

error: