fbpx

Thủ thuật dạy trẻ tại nhà (Phần 1)

CÁC THỦ THUẬT ĐỈNH ĐỂ DẠY TRẺ KHIẾM THÍNH

ĐÃ CAN THIỆP MÁY TRỢ THÍNH HOẶC ỐC TAI ĐIỆN TỬ TẠI NHÀ

Việc chọn mua máy trợ thính hoặc cấy ốc tai điện tử và chỉnh âm thích hợp cho trẻ khiếm thính mới chỉ đạt 5% khả năng phục hồi ngôn ngữ. 95% còn lại tùy thuộc vào cách cha mẹ dạy trẻ tập nghe, hiểu và phân biệt được âm thanh tại nhà.

Cô giáo khiếm thính Emma Fraser đã viết.

“Là giáo viên và là phụ huynh dạy con ở nhà, tôi biết ai cũng đều có nhiều áp lực. Áp lực từ cách cha mẹ tiếp cận, áp dụng chương trình giảng dạy cho con. Đừng lo lắng về việc cố gắng tạo môi trường học ở nhà giống ở trường học. Thay vào đó, cha mẹ hãy nghĩ đến việc tạo môi trường học giản dị như các tình huống thường ngày ở nhà. Hãy quan sát con phát triển và lớn lên với sự tự tin khi sử dụng các kỹ năng sống qua từng ngày.”

Dạy trẻ khiếm thính tại nhà

Phụ huynh nên kiểm tra máy có hoạt động tốt vào mỗi buổi sáng trước khi đeo cho trẻ và cuối ngày khi tháo ra.

Dưới đây là một số thủ thuật hữu ích:

1. Trau dồi tất cả các kỹ năng cần thiết

Bạn cần có tất cả những kỹ năng cần thiết để giúp con học hỏi. Con sẽ học ngay những lúc giao tiếp, chơi đùa với bạn.

  • Tìm kiếm tư liệu về: dạy Nghe – Nói cho trẻ nhỏ (trẻ mới tập đi, trẻ nói bập bẹ); các hoạt động phát triển giao tiếp, ngôn ngữ và tiền đọc viết.
  • Càng nói chuyện nhiều với trẻ càng tốt, phát âm rõ ràng và chậm rãi
  • Kết hợp song song lời nói và cử chỉ, hoạt động để hướng dẫn trẻ làm theo
  • Tạo hoạt động vui chơi cho trẻ con, không nên ép trẻ ngồi yên
  • Khen ngợi trẻ khi thấy trẻ phản ứng với âm thanh, từ ngữ: Bạn phải thường xuyên khen ngợi trẻ để khuyến khích, động viên trẻ. Nếu thấy trẻ không phản ứng thì lặp lại âm thanh, từ ngữ đó. Cần cho trẻ thời gian để lắng nghe.

2. Bạn không cần phải ở bên con mỗi phút giây

Cho phép con tự tìm cách làm chủ, sáng tạo và chia sẻ những điều con quan tâm. Gợi ý con kể về những gì con đã làm hoặc con dự định làm gì.

  • Chơi lắp ráp lego đầy thử thách sáng tạo
  • Tạo chướng ngại vật để con hình thành những ý tưởng, kế hoạch
  • Thực hiện những thử thách từ chính những đồ dùng trong nhà
  • Tạo điều kiện cho trẻ thích nghe nhạc, đọc sách
  • Không để trẻ xem ti vi, điện thoại quá nhiều: việc này chỉ khiến trẻ tập trung vào hình ảnh, chuyển động trên màn hình mà quên hết những gì đang diễn ra xung quanh, thậm chí không cần biết nghe cha mẹ hay người khác nói gì.

3. Việc học diễn ra mọi lúc

Việc học diễn ra bất cứ lúc nào, trong thói quen sinh hoạt hàng ngày, trò chuyện khi ăn, chơi đùa, giao tiếp với bạn bè, gia đình qua internet. Luôn đảm bảo con đang sử dụng thiết bị trợ thính khi lĩnh hội và tiếp thu thông tin.

4. Trẻ con yêu thích thử thách

Trẻ thích thử thách: đoán đồ vật trong hộp, túi; cho trẻ đi săn lùng đồ vật xung quanh nhà hoặc giao nhiệm vụ hoàn thành trong thời gian nhất định. Khen ngợi con khi thấy con làm tốt bằng lời nói hoặc các món quà nhỏ.

vừa học vừa chơi

Một số gợi ý về hoạt động thú vị:

  • Đi gom rác trong nhà, sân vườn để săn lùng những món đồ lạ
  • Với trẻ từ 7 tuổi trở lên, chơi các trò chơi toán học, những câu đố

 

Tiếp tục tìm hiểu thêm các mẹo cần thiết để dạy con ở nhà tại ‘Dạy trẻ khiếm thính tại nhà (Phần 2)

Tìm hiểu thêm thông tin về thiết bị và các buổi học AVT tại website Trợ thính An Khang

Tìm hiểu thêm chương trình ưu đãi và thông tin hữu ích trên Fanpage tại đây

 

error: