ƯU NHƯỢC ĐIỂM CÁC LOẠI MÁY TRỢ THÍNH

ưu nhuọc điểm các dòng máy trợ thính widexƯu nhược điểm các loại máy trợ thính

 

 

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CÁC LOẠI MÁY TRỢ THÍNH ĐƯỜNG KHÍ

Trong bài viết https://trothinhankhang.com/dich-vu/may-tro-thinh-chinh-hang/, Trợ thính An Khang đã giới thiệu về các kiến thức quan trọng để phân biệt và lựa chọn máy trợ thính. Tại bài viết này Trợ thính An Khang sẽ đánh giá rõ hơn ưu nhược điểm của các loại máy trợ thính. Từ đó các bạn có thể chọn được loại máy phù hợp hơn với mình.

I. Phân loại theo máy trợ thính Analog và Kỹ thuật số:

Các loại máy trợ thính Analog:

Máy Analog hay còn gọi là máy cơ – là dòng máy trợ thính sơ khai với các tính năng cơ bản nhất. Tinh chỉnh âm thanh thường được thực hiện thông qua các trimmer (tương tự như nút chỉnh âm thanh trên âm ly karaoke)

Các loại Máy trợ thính có dây - the wired hearing aidsDòng máy trợ thính có dây Analogcác loại máy trợ thính không dây analog - the analog hearing aidsDòng máy trợ thính BTE Analog

 

Ưu điểm: 

  • Chi phí thấp. Thiết kế đơn giản, hàm lượng công nghệ không cao,đáp ứng được các tình huống nghe đơn giản. Nên dòng máy này chi phí thấp hơn rất nhiều so với MTT kỹ thuật số. Hầu hết các loại máy giá rẻ đang bán online là dòng Analog hoặc bán KTS.
  • Người dùng có thể tự tinh chỉnh âm thanh.

Nhược điểm:

  • Không thể tinh chỉnh chính xác theo thính lực đồ của người bệnh.
  • Hàm lượng công nghệ thấp, chỉ có các tính năng cơ bản nên không thể đáp ứng được nhu cầu nghe hằng ngày. Có thể hoạt động tốt trong môi trường yên tĩnh, chỉ có một vài người giao tiếp. Nhưng khi vào môi trường nhiều tiếng động sẽ rất ồn ào. Không những khiến người đeo không nghe rõ mà còn cảm thấy mệt mỏi.
  • Phần cứng kém, công nghệ cũ, không có các tính năng hỗ trợ nên chất lượng âm thanh không cao.

 

Các dòng máy trợ thínhDòng máy trợ thính kỹ thuật số Rexton – Chuyên đề ưu nhược điểm các loại máy trợ thính

Các loại máy trợ thính Kỹ thuật số:

Máy trợ thính kỹ thuật số là một trong những giải pháp nghe tốt nhất cho người khiếm thính hiện nay.

Ưu điểm:

  • Tinh chỉnh âm thanh theo đúng thính lực đồ của người bệnh. Nên người đeo có thể nhận được âm thanh rõ ràng và dễ hiểu nhất.
  • Nhiều tính năng phụ trợ giúp mang lại âm thanh tốt hơn. Như giảm tiếng ồn, quản lý tiếng gió, tăng âm lời nói, micro định hướng, kết nối điện thoại…
  • Có nhiều phụ kiện hỗ trợ, giúp mở rộng khả năng nghe. Như kết nối TV, điều khiển từ xa, Micro rời…
  • Kỹ thuật cao và vẫn đang liên tục phát triển.

Nhược điểm:

  • Mức giá trung bình khá cao.
  • Chủng loại đa dạng, chất lượng đa dạng. Mức giá đôi khi không tương xứng cùng chất lượng khiến người dùng khó lựa chọn chính xác.

may tro thinh rextonMột số phụ kiện của rexton – Chuyên đề ưu nhược điểm các loại máy trợ thính

 

II. Phân loại theo cách đeo

Loại máy trợ thính có dây:

Ưu điểm: giá rẻ, dễ sử dụng, phù hợp với người lớn tuổi

Nhược điểm:

  • Cồng kềnh, tính thẩm mỹ kém.
  • Máy thường được để trong túi và những vị trí không tối ưu cho việc tiếp nhận âm thanh.
  • Công nghệ lỗi thời, chất lượng âm thanh kém.

 

may-tro-thinh-widex-menu-Me-SP-BTEMáy trợ thính BTE – Chuyên đề ưu nhược điểm các loại máy trợ thính

 

Các loại máy trợ thính đeo sau tai (BTE – MiniBTE):

Ưu điểm:

  • Nhỏ gọn hơn dòng máy trợ thính có dây. Thông thường chỉ to bằng 2/3 ngón tay út. Tính thẩm mỹ khá tốt.
  • Có thể tích hợp nhiều công nghệ cao cấp, giúp mang lại âm thanh tốt hơn.
  • Công suất tối đa cao nhất trong các loại máy trợ thính.

Nhược điểm:

  • Tuy rất nhỏ gọn nhưng vẫn lớn hơn dòng RIC, CIC… khá nhiều. Thường sử dụng núm tai nên tính thẩm mỹ không phải tốt nhất.
  • Núm tai làm vừa khít với khuôn tai nên có thể mang lại cảm giác bí, khó chịu cho người mới sử dụng.

 

các loại máy trợ thính RICMáy trợ thính RIC

 

Các loại máy trợ thính loa trong tai (RIC – MiniRIC):

Ưu điểm:

  • Rất nhỏ gọn. Phần thân máy nằm kín sau tai, phần loa nằm sâu trong tai, dây dẫn gần như trong suốt. Tính thẩm mỹ cao và mang lại cảm giác thoải mái cho người đeo
  • Tích hợp nhiều công nghệ cao cấp, giúp mang lại âm thanh tốt hơn.
  • Nâng cấp dễ dàng và tiết kiệm. Phần loa là 1 module rời với thân máy nên khi muốn nâng cấp chỉ cần thay riêng phần này. Ví dụ mức độ mất thính lực tăng, cần thay loa công suất S bằng loa công suất M hoặc P thì chỉ cần thay riêng. Chi phí chỉ bằng khoảng 10 – 15% so với thay cả bộ.

Không có nhược điểm nổi bật. Đây là lựa chọn thiết kế hàng đầu của các hãng thiết bị trợ thính hiện nay.

 

InoX CIC 8C

Máy trợ thính CIC Rexton Inox

 

Các loại máy trợ thính trong tai (ITE và CIC):

Ưu điểm:

  • Rất nhỏ gọn. Tính thẩm mỹ cao nhất. Một số thiết kế đặc biệt khiến máy gần như vô hình.

Nhược điểm:

  • Do hạn chế về kích thước nên chất lượng âm thanh không được tối ưu.
  • Khó tích hợp nhiều công nghệ hiện đại.
  • Công suất thấp.
  • Nhiều người dùng cảm thấy bí lỗ tai và không thoải mái.

 

Qua bài viết này, Trợ thính An Khang đã đánh giá cơ bản ưu nhược điểm của các loại máy trợ thính phổ biến. Chúng tôi mong muốn người dùng có nhiều thông tin hơn và lựa chọn được loại máy thích hợp với nhu cầu của bản thân. Ở bài viết tiếp theo, Trợ thính An Khang sẽ đề cập tới giá trị máy trợ thính. Giúp người dùng chọn mua máy chất lượng, xứng đáng với chi phí đã bỏ ra.

 

Xem thêm các bài viết bổ ích và chương trình khuyến mãi của chúng tôi tại Fanpage Trợ thính An Khang

error: