Chúng ta thường bị dính nước vào tai sau khi đi tắm hoặc đi bơi. Mặc dù chúng chỉ đơn giản gây khó chịu, nhưng nếu bạn không lấy ra, hoặc nó ko tự thoát ra, thì bạn có thể bị viêm, nhiễm trùng tai ngoài hoặc tai trong. An Khang xin gửi bạn một số mẹo lấy nước trong tai.
Nếu thực hiện tại nhà không hiệu quả và bạn bị đau tai thì bạn phái đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
PHẦN 1: CÁC THỦ THUẬT LẤY NƯỚC TRONG TAI Ở NHÀ
1. Tự pha dung dịch cồn và giấm trắng tỉ lệ 1:1
Ngoài việc giúp bỏ nước thừa, dung dịch còn giúp tai ngăn nhiễm trùng. Chỉ cần tạo dung dịch bằng cách pha chế cồn và giấm trắng. Nhỏ khoảng 5ml( 1 thìa cà phê) vào tai. Sau đó cẩn thận để ráo nước.
- Axid trong hỗn hợp này có tác dụng làm rã ráy tai, còn cồn nhanh chóng bay hơi, làm khô nước trong tai kèm theo.
- Phương pháp này hiệu quả tốt đối với người đi bơi.
Không được làm khi tai đang thủng nhĩ.
2. Tạo chân không trong tai
Hướng phần tai ướt xuống lòng bàn tay, dùng lòng bàn tay vỗ ra vào nhẹ đến khi nước bắt đầu chảy ra. Nhớ là hướng tai xuống, đừng hướng lên, nếu không nước sẽ vào sâu hơn.
- Hoặc nghiêng tai xuống, đặt ngón tay vào và đẩy ngon tay ra vào nhẹ như lòng bàn tay. Trong giây lát, nước sẽ chảy ra. Lưu ý, dùng ngón tay không được ưa chuộng, vì có thể làm tổn thương ống tai và gây nhiễm trùng. Hãy đảm bảo ngón tay sạch sẽ và móng tay ngắn, không bén.
- Ngoài ra, trong khi thực hiện cách này bạn có thể nhẹ nhàng xoa tai theo hoặc ngược chiều kim đồng hồ. Điều này giúp khả năng nghe thoáng hơn.
3. Sấy khô tai
Mặc dù có thể bạn nghi ngờ việc dùng máy sấy, nhưng nó đã chứng minh được là có tác dụng với một số người. Chỉ cần đặt máy sấy ở chế độ nhiệt thấp hoặc mát, giữ máy khoảng cách đầu ít nhất 30cm, và sấy cho đến khi nước ra hết.
Đừng sấy chế độ ấm hay đặt máy sát tai để tránh bị bỏng.
4. Sử dụng thuốc nhỏ tai
Tìm mua dung dịch cồn Isoprocyl 95% chẳng hạn như Swim- Ear hay Auto- Dri. Thêm thuốc nhỏ tai và nghiêng tai nhỏ vào để dịch chảy ra.
5. Lau tai bằng vải
Dùng khăn mềm hoặc vải thấm nước, nghiêng tai xuống và chặm khăn vào để thấm nước.
6. Nghiêng đầu sang một bên
Một mẹo khác có thể sử dụng là đứng bằng một chân và nghiêng đầu sang một bên. Thử nhảy lò cò một chân để nước chảy ra. Kéo dái tai xuống hoặc kéo vành tai ra để mở rộng lỗ tai cho nước chảy ra.
- Bạn có thể nhảy hoặc không cũng được.
7. Nằm nghiêng, úp tai xuống
Trọng lực có thể giúp tai chảy nước cách tự nhiên. Chỉ cần nằm xuống, tai ướt hướng xuống. Giữ nguyên tư thế trong vài phút. Bạn có thể nằm xem TV, hoặc giải trí khác nếu cần thiết.
- Nếu tai bị ướt trước khi ngủ, có thể nằm nghiêng, tai hướng xuống, nước tự thoát ra khi bạn ngủ.
8. Nhai
Giả vờ nhai để xương hàm chuyển động. Nghiêng đầu sang bên không có nước, sau đó nhanh chóng đổi chiều.
- Bạn cũng có thể nhai kẹo cao su, có thể vừa nhai vừa nghiêng đầu.
9. Ngáp
Ngáp có thể làm vỡ lớp “bong bóng” nước. Bất kỳ chuyển động nào có thể động đến nước trong tai, giúp thoát nước và giải tỏa căng thẳng. Nó có tác dụng khi bạn bắt đầu cảm nhận được các chuyển động của nước trong tai.
10. Gặp bác sĩ khi cần thiết
Bạn nên đi khám khi bắt đầu cảm thấy đau kèm theo nước trong tai. Viêm tai giữa có thể cũng giống cảm giác nước trong tai, tuy nhiên nó kèm thêm cơn đau hoặc nhiễm trùng. Nếu có các triệu chứng sau, hãy đến gặp bác sĩ ngay:
- Dịch chảy ra có màu vàng, xanh vàng giống như mủ hoặc có mùi hôi.
- Đau tai khi bạn kéo vành tai ra
- Nghe kém
- Ngứa tai
Ngọc Võ
Tham khảo: CÁCH LẤY NƯỚC TRONG TAI (PHẦN 2)
Tìm hiểu thêm thông tin về máy trợ thính tại website Trợ thính An Khang
Tìm hiểu thêm chương trình ưu đãi và thông tin hữu ích trên Fanpage Trợ thính An Khang