CƠ CHẾ NGHE CỦA TAI NGƯỜI

Cơ chế nghe của tai người

 

 

CƠ CHẾ NGHE CỦA TAI NGƯỜI

Âm thanh là gì?

  • Âm thanh được tạo ra từ sự rung động của các hạt khí. Những rung động này di chuyển trong không khí như những sóng âm thanh. Sóng âm cũng có thể truyền qua môi trường chất lỏng và chất rắn.
  • Âm thanh được đánh giá qua tần số (cao độ) và cường độ (độ lớn). Rung động chậm (tần số thấp) được nghe dưới dạng các âm trầm, VD như sấm sét. Trong khi các rung động nhanh (tần số cao) được nghe dưới dạng các âm bổng, VD như tiếng chim hót líu lo.
  • Tần số mà con người có thể nghe thấy trong khoảng 20hz tới 20.000 hz. Trong đó âm thanh thường gặp trong khoảng 125 hz tới 8000 hz.
  • Cường độ âm thanh trên 100 db (đề xi ben) sẽ gây hại cho tai người nhanh chóng. Nếu liên tục chịu đựng âm thanh có cường độ từ 80 db – 100 db trong thời gian dài cũng khiến thính lực bị tổn thương. Do đó ngưỡng cường độ an toàn mà tai người có thể chịu dựng là dưới 80 db.

 

Biểu đồ âm thanh - Cơ chế nghe của tai người

Biểu đồ âm thanh thường gặp – CĐ cơ chế nghe của tai người

 

 

Cơ chế nghe của tai người diễn ra như thế nào?

  • Con người tiếp nhận âm thanh qua đường khí và đường xương. Trong đó đường khí đóng vai trò chủ đạo.
  • Như VIdeo minh họa ở đầu bài viết các bạn đã biết: Âm thanh được tiếp nhận qua tai ngoài > màng nhĩ rung động > truyền tới chuỗi xương con > truyền tới ốc tai > truyền tín hiệu tới não thông qua dây thần kinh.
    • Tai ngoài: là phần vành tai làm nhiệm vụ tiếp nhận âm thanh.
    • Tai giữa: bao gồm màng nhĩ, chuỗi xương con (xương búa, xương đe, xương bàn đạp…) làm nhiệm vụ dẫn truyền.
    • Tai trong là phần ốc tai, chứa đầy dịch và các tế bào lông. Ốc tai làm nhiệm vụ phân tích âm thanh, truyền tín hiệu tới não.
    • Não bộ phân tích tín hiệu tới từ 2 bên ốc tai và giúp con người hiểu được âm thanh một cách toàn diện.
  • Có thể nói cơ chế nghe của tai người là một quá trình phối hợp phức tạp giữa các bộ phận. Nếu có bất kì bộ phận nào trong đó không làm tốt nhiệm vụ, kết quả cuối cùng sẽ sai lệch đi rất nhiều.

 

Cấu tạo tai - chuyên đề cơ chế nghe của tai người

 

 

 

 

Những yếu tố cản trở cơ chế nghe hoạt động tốt

  • Như đã đề cập ở trên, cơ chế nghe qua đường khí đóng vai trò chủ chốt trong quá trình nghe. Tai người được cấu tạo đặc biệt giúp âm thanh có thể truyền dẫn thuận lợi và tái tạo chân thực nhất. Nếu có trục trặc diễn ra tại bất cứ khâu nào sẽ làm kết quả nghe bị ảnh hưởng rất nhiều. Có thể hiểu sơ bộ qua các ví dụ như sau:
  • Nếu tai ngoài bị cản trở (do chụp tai, tai nghe, ráy tai…) sẽ khiến âm thanh bị tiêu hao, biến dạng trước khi tới màng nhĩ.
  • Tai giữa bị viêm nhiễm, suy giảm chức năng… sẽ không thể hoạt động tốt và truyền dẫn tốt âm thanh tới tai trong. Trường hợp bị dị dạng ở tai ngoài, mất khả năng truyền dẫn ở tai giữa… sẽ làm mất khả năng nghe dường khí. Khi đó cơ chế nghe của tai người phụ thuộc hoàn toàn vào dường xương.
  • Tai trong hay còn gọi là ốc tai. Là một thể kín, chứa đầy chất lỏng và các tế bào lông. Tế bào lông bị chết sẽ làm suy giảm khả năng nghe hiểu. Tiếp xúc tiếng ồn quá lớn và đột ngột có thể khiến áp lực trong ốc tai tăng cao. Làm hỏng ốc tai dẫn tới điếc đột ngột. Có thể là điếc tạm thời hoặc điếc vĩnh viễn.
  • Nếu dây thần kinh dẫn truyền không hoạt động hoặc hoạt động không tốt, tín hiệu âm thanh không thể truyền tới não. Con người sẽ không thể hiểu được âm thanh.
  • Tương tự nếu não bộ không xử lý tốt và trả về kết quả, con người cũng không thể hiểu được âm thanh.

 

Rất nhiều yếu tố bất lợi có thể ảnh hưởng tới quá trình nghe của con người

 

Chăm sóc thính lực là điều thiết yếu

  • Thính giác là một trong 5 giác quan mà con người sử dụng để giao tiếp với bên ngoài. Mất thính lực gây ra những tác hại nghiêm trọng cho cuộc sống. Thậm chí có thể gây nguy hiểm tới quá trình phát triển và tính mạng con người. Mất thính lực tồn tại đa dạng, dưới nhiều hình thức và nhiều mức độ. Bạn có thể tham khảo thêm tại chuyên đề Mất thính lực.
  • Có rất nhiều yếu tố có thể gây hại cho sức nghe như: tiếng động lớn đột ngột; chịu đựng âm thanh cường độ cao trong thời gian dài, viêm nhiễm tai ngoài, tai giữa… Trong đa số trường hợp, thính lực mất đi không thể tìm lại được. Do đó chăm sóc thính lực, tránh các yếu tố gây hại là một điều chúng ta nên làm hằng ngày.
  • Chúng ta nên:
    • Kiểm tra thính lực định kỳ để biết chính xác tình trạng thính lực. Chẩn đoán ngăn ngừa khả năng gây mất thính lực nếu có.
    • Vệ sinh tai thường xuyên.
    • Không đưa dị vật, những dụng cụ không an toàn vào tai.
    • Tránh tiếp xúc tiếng ồn quá lớn trong thời gian dài.
    • Đề phòng các âm thanh quá lớn và đột ngột như tiếng bom nổ, tiếng loa công suất lớn ở tầm gần…
    • Khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi cảm thấy hiện tượng dị thường về tai
    • Đón xem những lời khuyên hữu ích và những mẹo chăm sóc sức nghe trên trang chủ Trợ thính An Khang

 

NẾU BẠN CẦN ĐO THÍNH LỰC, HÃY TỚI TRỢ THÍNH AN KHANG CHI NHÁNH GẦN NHẤT

Theo dõi Fanpage của chúng tôi để nhận những chương trình Khuyến mãi mới nhất.

error: