Khái niệm: Data Logging hay Nhật ký Dữ liệu Sử dụng – là một công nghệ khá phổ biến đến mức trở thành cơ bản phải có hiện nay trong ngành công nghiệp thiết bị trợ thính.
Lịch sử hình thành: Data Logging ứng dụng lâm sàng đầu tiên trong trợ thính xuất hiện từ năm 1994 với máy trợ thính 3M. Sau đó, các hãng sản xuất thiết bị trợ thính tiên phong áp dụng công nghệ này như Oticon, Phonak, Siemens, Widex, Rexton… Nhờ đó công nghệ này được phát triển vượt bậc và trở thành một công nghệ rất cơ bản không thể thiếu, nhưng mang lại nhiều hữu ích.
Ứng dụng: Data Logging đặc biệt hữu ích giúp các nhà thính học, bác sĩ tai và ngay cả phụ huynh có thể theo dõi và giám sát: thời gian đeo máy của người sử dụng, mức âm lượng nào họ thích dùng, môi trường âm thanh hay tiếp cận…
- Với Data Logging – nhà thính học có thể điều chỉnh máy trợ thính giúp người nghe thoải mái và phù hợp hơn
- Với Data Logging – bác sĩ tai, nhà trị liệu ngôn ngữ có thể ra kế hoạch điều trị giúp người nghe cải thiện khả năng nghe hiểu lời nói.
- Với Data Logging – phụ huynh trẻ nghe kém có thể giám sát mức độ sử dụng máy của con, môi trường âm thanh nào thân thiện với con… từ đó có kế hoạch điều chỉnh để con được nghe và cải thiện lời nói hiệu quả.
- Đối với trẻ em cấy ốc tai: Quan trọng là Data Logging giúp bác sĩ, nhà thính học biết được bé có đeo máy hay không và đeo trong môi trường nào.
Công nghệ Data Logging là công nghệ cơ bản, có hầu hết các dòng máy trợ thính hiện đại. Tuy nhiên, việc đưa công nghệ cơ bản này vào xử lý âm thanh lại chậm đối với các hãng sản xuất ốc tai, cá biệt có các hãng trì hoãn, chậm thay đổi để đưa công nghệ hữu ích này.
Tham khảo: Bảng so sánh Công nghệ Data Logging ở một số thiết bị các hãng ốc tai hiện nay