COVID-19 và cách đối phó vấn đề nghe kém ở người lớn (Phần 1)

COVID- 19 vẫn đang diễn biến phức tạp và chưa có chuyển biến thuyên giảm. Do đó, Việt Nam càng thắt chặt các chỉ thị giãn cách, phòng chống dịch, đặc biệt là trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Việc đó gây khó khăn cho các bệnh nhân nghe kém, các Trung tâm Thính học tạm ngưng các dịch vụ như đo thính lực, tư vấn thính lực, chỉnh máy,…

Để đảm bảo cho sức nghe, các bệnh nhân cần chủ động chăm sóc cho máy trợ thính cũng như kinh nghiệm nghe của mình tại nhà. Trước tiên An Khang gửi bạn đọc những cách để cải thiện trải nghiệm nghe tại nhà.

rèn luyện nghe covid- 19

Bạn và các thành viên trong gia đình rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt ở nhà mùa Covid- 19:

  • Chờ đến khi bạn dự phần để cùng trò chuyện với người khác
  • Yêu cầu đối phương nói chậm lại khi bạn khó bắt kịp
  • Yêu cầu đối phương nói chuyện mặt đối mặt – tránh quay lưng hoặc cúi xuống nhìn điện thoại

trò chuyện ở nhà covid- 19

  • Hãy cho đối phương biết bạn đang khó nghe hoặc khó hiểu( đừng giả vờ hiểu)
  • Sử dụng phụ đề khi xem phim, TV
  • Dành thời gian yên tĩnh để lắng nghe. Khi nghe kém bạn sẽ mất nhiều sức để gắng nghe và cảm giác mệt mỏi có thể khiến bạn lẫn lộn các cuộc trò chuyện.

Hãy lên tiếng khi thấy nghe kém

Đối với các thành viên trong gia đình:

Khi ở nhà với người thân một thời gian dài, có thể quan sát được các dấu hiệu nghe kém. Người nhà có dấu hiệu như vặn to âm lượng TV, thường xuyên phàn nàn việc mọi người lầm bầm.

Dấu hiệu nghe kém covid- 19 ở nhà

Mặc dù bây giờ không phải là thời điểm lý tưởng để đánh giá thính lực do hạn chế đi lại, chỉ thị giãn cách. Nhưng các thành viên có thể bắt đầu tạo cơ sở, để khuyến khích người nghe kém đến gặp bác sĩ sau giãn cách hoặc khi có thể đi lại.

Tìm hiểu thêm thông tin về máy trợ thính tại website Trợ thính An Khang

Tìm hiểu thêm chương trình ưu đãi và thông tin hữu ích trên Fanpage tại đây

Ngọc Võ

error: