fbpx

MẤT THÍNH LỰC TIẾP NHẬN – VIDEO

Mất thính lực tiếp nhận

MẤT THÍNH LỰC TIẾP NHẬN – VIDEO

Như trong Video “Cơ chế nghe của tai người” chúng tôi đã giải thích:

– Tai người được phân làm tai ngoài, tai giữa và tai trong.

– Với nghe đường khí: tai ngoài và tai giữa sẽ truyền dẫn âm thanh tới tai trong – bộ phận dẫn truyền. Tai trong sẽ xử lý và truyền âm thanh tới não bộ qua dây thần kinh số 8 – bộ phận tiếp nhận.

– Với nghe đường xương: âm thanh sẽ truyền qua xương sọ và xương hàm tới tai trong (dẫn truyền). Tai trong sẽ xử lý và truyền âm thanh tới não bộ qua dây thần kinh số 8 (tiếp nhận).

– Nói một cách đơn giản, mất thính lực tiếp nhận hay còn được gọi là nghe kém tiếp nhận diễn ra khi bộ phận tiếp nhận không hoạt động hiệu quả. Vấn đề có thể nằm ở tai trong, dây thần kinh thính giác hoặc não bộ.

 

 

Một số nguyên nhân thường gặp dẫn tới mất thính lực tiếp nhận?

– Nghe kém tuổi già: Theo thời gian cơ quan thính giác có thể bị lão hóa. Thường gặp nhất là hiện tượng chết tế bào lông ở tai trong (ốc tai) dẫn tới nghe kém tiếp nhận.

– Nghe âm thanh lớn trong thời gian dài. Ngưỡng âm thanh an toàn của tai người là nhỏ hơn 80 dB. Nếu nghe âm thanh lớn hơn 80 dB trong thời gian dài sẽ làm tổn thương ốc tai. Âm thanh càng lớn thì thời gian chịu đựng của ốc tai càng giảm. Do đó những người làm việc trong môi trường tiếng ồn lớn cần sử dụng dụng cụ bảo vệ thính giác.

– Di truyền – bẩm sinh: Theo thống kê có tới 3 – 4 trên 1000 trẻ sơ sinh bị nghe kém bẩm sinh. Có thể do bất thường về tai trong. Kém phát triển hoặc rối loạn thần kinh thính giác. Đôi khi là các bệnh về não liên quan tới vùng thính giác.

– Nghe kém do ngộ độc thuốc. Biến chứng của các bệnh lý hoặc gặp chấn thương. Có thể kể đến như: viêm do virus (zona, quai bị…); do nhiễm khuẩn (giang mai, sốt Rocky Mountain do Rickettsia…); u não; xốp sơ tai giai đoạn muộn…

 

 

Tôi phải làm gì khi phát hiện điếc tiếp nhận?

– Mất thính lực tiếp nhận – Nghe kém tiếp nhận cực kỳ khó chữa và ít có khả năng hồi phục hoàn toàn. Nhưng cần điều trị càng sớm càng tốt. Để đảm bảo bệnh tình ổn định, không tiến triển nặng thêm.

– Việc đầu tiên cần làm là tới Bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân và điều trị.

– Cần theo chỉ định của Bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng bừa bãi.

– Nếu sau điều trị mà không lấy lại được hoàn toàn thính lực. Bạn có thể lựa chọn hỗ trợ sức nghe bằng thiết bị trợ thính

 

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về mất thính lực dẫn truyền theo link: https://trothinhankhang.com/mat-thinh-luc-dan-truyen-chi-tiet/

 

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI GIÚP BẠN TÌM LẠI ÂM THANH

VÌ CHÚNG TÔI LÀ BIỆT ĐỘI CỨU THÍNH

Liên hệ chúng tôi qua Facebook – Zalo – hoặc Hotline 0963470361

 

 

error: