fbpx

MẤT THÍNH LỰC VIDEO ĐƠN GIẢN DỄ HIỂU

Tìm hiểu về mất thính lực video đơn giản, dễ hiểu

MẤT THÍNH LỰC VIDEO GIẢI THÍCH ĐƠN GIẢN

Mất thính lực hay gọi nôm na là nghe kém, dân gian ta gọi là điếc. Là hiện tượng sức nghe bị suy giảm do có vấn đề trong hệ thống thính giác.

Cơ chế nghe:

Tai người chia làm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Trong đó tai ngoài và tai giữa có chức năng dẫn truyền âm thanh. Tai trong tiếp nhận âm thanh trước khi truyền tín hiệu tới não bộ qua dây thần kinh số 8

Nếu một trong các bộ phận này xảy ra vấn đề sẽ dẫn tới hậu quả là chúng ta bị mất thính lực. Việc mất nhiều hay ít phụ thuộc vào tình trạng của các cơ quan thính giác sau điều trị.

Biểu hiện của mất thính lực:

– Khó khăn để nghe các lời nói và âm thanh khác.

– Khó hiểu các từ, đặc biệt là khi có tiếng ồn xung quanh hoặc trong một đám đông.

– Khó nghe được các phụ âm.

– Thường xuyên yêu cầu người khác nói chậm hơn, rõ ràng và to hơn.

– Cần tăng âm lượng của tivi hoặc radio.

– Các cuộc hội thoại trở nên khó khăn.

– Ít quan tâm đến các mối quan hệ xã hội.

 

Tìm hiểu về mất thính lực, video đơn giản dễ hiểu

 

Các nguyên nhân thường gặp dẫn tới mất thính lực:

– Bẩm sinh: Cứ 1000 trẻ sơ sinh thì có khoảng 4 – 5 trẻ bị nghe kém, trong đó  1 – 2 trẻ bị điếc nặng sâu.

– Tổn thương tai trong: lão hóa và tiếp xúc với tiếng ồn lớn có thể gây ra sự hao mòn trên lông hoặc tế bào thần kinh trong ốc tai gửi tín hiệu âm thanh đến não.

– Tiếng ồn: một tiếng động rất lớn, như tiếng súng hoặc tiếng nổ, có thể làm hỏng thính giác. Vì vậy, những tiếng ồn lớn và kéo dài trong một thời gian, như sống bên cạnh một đường băng sân bay có thể gây ra tình trạng nghe kém.

– Ráy tai: ráy tai có thể chặn ống tai và ngăn chặn sự truyền sóng âm thanh. Loại bỏ ráy tai có thể giúp khôi phục thính giác. – Nhiễm trùng tai và phát triển xương bất thường hoặc khối u: ở tai ngoài hoặc tai giữa, bất kỳ biến đổi đó đều có thể gây mất thính lực.

– Rách màng nhĩ (thủng màng nhĩ): những tiếng nổ lớn, áp lực thay đổi đột ngột, chọc vào màng nhĩ bằng một vật nhọn có thể khiến màng nhĩ bị rách và ảnh hưởng đến thính giác.

– Thuốc: một số loại thuốc, bao gồm một số thuốc điều trị ung thư, bệnh tim và nhiễm trùng nặng, có thể làm hỏng tai và gây mất thính giác. Đôi khi, nó là vĩnh viễn, nhưng trong các trường hợp khác, vấn đề này sẽ biến mất sau khi ngừng dùng thuốc.

TÁC HẠI CỦA VIỆC MẤT THÍNH LỰC

– Những vấn đề nghe kém ở tai ảnh hưởng cuộc sống, giao tiếp xã hội hằng ngày, định hướng âm thanh;

– Bệnh không biến mất hoặc trở nên tồi tệ hơn;

– Có thể dẩn đến sự chênh lệch âm thanh nghe được giữa hai tai: một tai nghe tệ hơn tai kia;

– Cảm giác nặng hoặc ù tai;

– Các triệu chứng khác như đau tai đi kèm các vấn đề về âm thanh;

– Đau đầu, suy nhược hoặc bị tê bất cứ nơi nào trên cơ thể.

 

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về mất thính lực dẫn truyền theo link: https://trothinhankhang.com/mat-thinh-luc-dan-truyen-chi-tiet/

 

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI GIÚP BẠN TÌM LẠI ÂM THANH

VÌ CHÚNG TÔI LÀ BIỆT ĐỘI CỨU THÍNH

Liên hệ chúng tôi qua Facebook – Zalo – hoặc Hotline 0963470361

 

 

error: