fbpx

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY TRỢ THÍNH HIỆN ĐẠI

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY TRỢ THÍNH HIỆN ĐẠI

Nguyên lý hoạt động của máy trợ thính hiện đại

 

 

 

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY TRỢ THÍNH HIỆN ĐẠI

Tiếp nhận âm thanh:

Máy trợ thính tiếp nhận âm thanh qua micro sau đó truyền tới các bộ phận phân tích và xử lý âm thanh.

Micro có thể tiếp nhận nhiều hay ít chi tiết âm thanh, tùy thuộc vào mục tiêu mà nhà sản xuất mong muốn. Sự thật là Micro không thu toàn bộ âm thanh từ bên ngoài.

MTT theo tiêu chuẩn mới nhất sẽ luôn có 2 micro để định hướng âm thanh tốt hơn.

 

Nguyên lý hoạt động của máy trợ thính hiện đại

Bảng mạch Widex – Nguyên lý hoạt động của máy trợ thính hiện đại

 

Xử lý âm thanh – Phần cốt lõi trong nguyên lý hoạt động của máy trợ thính hiện đại:

Âm thanh thu vào sẽ được phân tích một cách chi tiết.

Cơ bản nhất sẽ phân biệt ra các âm ồn và âm lời nói. Cao cấp hơn máy sẽ phân tích âm thanh theo nhu cầu cần xử lý trong từng tình huống.

Máy trợ thính được cho học rất nhiều tình huống nghe và cách xử lý tốt nhất trong hoàn cảnh đó. Căn cứ vào môi trường nghe thực tế, máy sẽ quyết định làm giảm âm ồn như thế nào; có cần tăng âm lời nói hay không; có cần tăng âm môi trường hay không; có cần kích hoạt khử hú hay không; focus vào âm thanh nào…

Mỗi hãng sản xuất có công nghệ và quy trình xử lý âm thanh khác nhau. Cơ sở dữ liệu về âm thanh và khách hàng khác nhau. Tạo nên các nét riêng trên thị trường thiết bị trợ thính

Sau khi xử lý, các mảnh ghép âm thanh này sẽ được hòa lẫn vào nhau trước khi truyền tới bộ phận phát.

 

 

Nguyên lý hoạt động của máy trợ thính hiện đại

Nguyên lý hoạt động của máy trợ thính hiện đại

Phát âm thanh:

Bộ phận loa của máy trợ thính dùng để phát âm thanh. Chúng có thể được gọi là speaker hoặc receiver; được điều khiển bởi một chip xử lý riêng biệt. Chất lượng của 2 bộ phận này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng âm thanh chúng ta nghe thấy.

Có 2 yếu tố cần lưu ý của bộ phận loa, đó là âm lượng tối đa và khả năng tái tạo âm thanh:

  • Về âm lượng: Mỗi một bộ loa đều có mức phát tối đa và tối thiểu cho từng tần số âm thanh. Chúng quyết định trực tiếp tới công suất máy. Mức công suất nhỏ có thể sẽ không đáp ứng được nhu cầu nghe của bệnh nhân. Nếu mức công suất quá cao sẽ khiến âm thanh trở nên quá lớn. Cho dù đã chỉnh ở mức độ nhỏ nhất.
  • Khả năng tái tạo âm thanh nói về mức độ chi tiết và chân thực khi phát. Có thể liên tưởng tới tai nghe hoặc loa nghe nhạc. Một bộ loa tốt sẽ tái tạo âm thanh đầy đủ hơn và chân thực hơn. Nhưng trải nghiệm âm thanh trên mỗi dòng loa là khác nhau. Có dòng thiên về âm mid và âm trebe. Có dòng lại thiên về âm bass… Máy trợ thính cũng tương tự như vậy. Mỗi hãng sản xuất có triết lý làm âm thanh khác nhau. Mang lại những trải nghiệm phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau.

 

Kết luận:

Máy trợ thính ngày nay đã thông minh và tinh tế hơn rất nhiều so với các thế hệ trước đó. Chúng không chỉ đơn giản thu > khuếch đại > và phát theo cách hiểu cũ. Nguyên lý hoạt động của máy trợ thính cần được điều chỉnh theo những công nghệ mới nhất.

Tại bài viết này chúng tôi đã trình bày sơ lược về nguyên lý hoạt động chính của máy. Còn chi tiết về cách xử lý âm ồn như thế nào; xử lý nhiều luồng âm thanh một lúc như thế nào; máy sẽ làm gì trong tình huống vừa nghe nhạc vừa giao tiếp… chúng tôi sẽ phân tích trong các chủ đề khác.

Bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết “Công nghệ trợ thính đã thay đổi như thế nào” tại đây

 

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI GIÚP BẠN TÌM LẠI ÂM THANH

VÌ CHÚNG TÔI LÀ BIỆT ĐỘI CỨU THÍNH

Liên hệ chúng tôi qua Facebook – Zalo – hoặc Hotline 0963470361

 

error: