PHỤ KIỆN – MÁY TRỢ THÍNH

1. PHỤ KIỆN KẾT NỐI VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ

 

Hình ảnh : Phụ kiện máy trợ thính - Kết nối với tivi

Hình ảnh: Phụ kiện máy trợ thính – Kết nối với tivi

Phụ kiện kết nối với Tivi : Thiết bị phát trực tuyến TV dễ dàng nhất so với các giải pháp kết nối trực tiếp khác. Ngay sau khi được kết nối với TV bằng Bluetooth, nó sẽ tự động phát hiện bất kỳ thiết bị trợ thính nào tương thích trong bán kính 1m. Không cần quá trình ghép nối phức tạp.

Tín hiệu âm thanh được truyền đồng thời đến tất cả các thiết bị trợ thính được kết nối; không giới hạn với một thiết bị.

 

Hình ảnh : Phụ kiện khác - Kết nối trong lớp học

Hình ảnh: Phụ kiện khác – Kết nối trong lớp học

Phụ kiện kết nối trong lớp học : Micro không dây tiện lợi và dễ sử dụng dành cho giáo viên, giúp thu âm thanh giọng nói trong toàn bộ quá  trình giảng bài.

Kết nối qua bluetooth,  trong phạm vi khoảng 15m; thuận tiện trong quá trình sử dụng.

Giúp những bạn học sinh sử dụng thiết bị máy trợ tính có thể nghe đc trọn vẹn bài giảng thông qua micro đeo của giáo viên. Không bị ảnh hưởng bởi những tạp âm xung quanh. Tối đa hiệu suất nghe. Chưa bao giờ quá trình học tập lại dễ dàng đến vậy.

2. KẸP CỐ ĐỊNH MÁY TRỢ THÍNH

Hình ảnh : Phụ kiện - Máy trợ thính

Hình ảnh: Phụ kiện – Máy trợ thính

 Những người sử dụng máy  trợ thính là người lớn tuổi; thính lực suy giảm theo thời gian; hoặc các em nhỏ bị mất thính lực bẩm sinh. Nên thông thường quá trình đeo và sử dụng sẽ gặp vài rắc rối dẫn đến việc rơi máy. Làm hỏng hoặc mất máy.

Vì vậy An Khang khuyến cáo người dùng nên dùng các loại kẹp cố định để đảm bảo trong quá trình sử dụng; tránh va đập; mất mát.

Thông thường người dùng hay sửa dụng kẹp cố định ( cố định vào cổ áo ) hoặc vòng hookies ( đeo vào vào vành tai ).

3. DỤNG CỤ KIỂM TRA DUNG LƯỢNG PIN

Hình ảnh : Phụ kiện - Máy trợ thính

Hình ảnh: Phụ kiện – Máy trợ thính

Hiện nay, các dòng máy trợ thính cao cấp đã có sẵn tính năng báo pin yếu; giúp người sử dụng biết khi nào họ cần phải thay pin.

Tuy nhiên, với những dòng máy không có chức năng này thì cần phải có dụng cụ kiểm tra pin đi kèm.

Thiết bị này giúp kiểm tra dung lượng còn lại trong pin. Tránh trường hợp làm gián đoạn quá trình nghe; đồng thời cảnh báo cho bạn về tình trạng của pin để bạn có những sắp xếp phù hợp. Hãy trang bị cho chiêc máy của bạn thiết bị này để sử dụng máy trợ thính hiệu quả hơn.

4. PIN

Hình ảnh : Phụ kiện - Máy trợ thính

Hình ảnh: Phụ kiện – Máy trợ thính

Pin dùng cho máy trợ thính hiện có 2 loại : pin sạc và pin viên tiêu hao. Thông thường trên 95% khách hàng hiện đang dùng các dòng sản phẩm sử dụng pin tiêu hao.

Pin tiêu hao có nhiều kích cỡ khác nhau, phù hợp với nhiều dòng máy; cũng như là công suất khác nhau.

Thời gian tiêu hao của pin phụ thuộc vào kích cỡ pin và công suất của máy :

  • Loại pin 10 : 3-5 ngày
  • Loại pin 13 : 7-10 ngày
  • Loại pin 312 : 5-7 ngày
  • Loại pin 675 : 3-4 tuần

Để đảm bảo tối đa hiệu quả thời gian sử dụng pin; bạn cần lựa chọn các hãng pin uy tín trên thị trường hiện tại : Widex, Oticon, Phonak,…..v.v. Vệ sinh máy đúng cách, bảo quản pin nơi khô ráo.

Đặc biệt khi hút ẩm bạn nhớ bỏ pin ra ngoài nhé, tránh tiêu hao năng lượng.

5. NÚM TAI

 

Hình ảnh : Phụ kiện - Máy trợ thính

Hình ảnh : Phụ kiện – Máy trợ thính

Hiện tại máy trợ thính đeo ngoài phải kết hợp với núm tai hoặc dome, máy sẽ thu tín hiệu hâm thanh, khuếch đại âm thanh rồi chuyền lại vào ống tai, núm tai, vào trong tai.

Thông thường người đeo máy sẽ dử dụng Dome sẵn có; lựa chọn phù hợp với kích thước vành tai cá nhân là được. Những người có cấu trúc vành tai đặc biêt; cần tiến hành lấy khuôn tai; làm núm cơ bản silicon để đeo máy.

Thông thường núm tai hay Dome chỉ nên sử dụng trong vòng 06 tháng. Sau đó nên đi kiểm tra lại xem cấu trúc vành tai có thay đổi không để thay sang kích thước núm; dome khác phù hợp hơn.

Khi thấy âm thanh bị truyền ra ngoài; xuất hiện tiếng hú; nghe bé…v.v thì rất có thể núm tai của bạn đã bị rách; hoặc không kín với vành tai; lúc đó bạn nên đến các trung tâm để được chăm sóc hỗ trợ nhé.

6. GEL LÀM MỀM NÚM TAI

 

Hình ảnh : Phụ kiện khác - Gel làm mềm

Hình ảnh : Phụ kiện khác – Gel làm mềm

Trong giai đoạn đầu sử dụng, người đeo máy chưa quen. Đôi khi sẽ có cảm giác khí chịu, khó khăn trong khi đeo núm tai hoặc dome.

Khi đó bạn có thể sử dụng các loại dung dịch làm trơi, hoặc các loại gel hỗ trợ làm mềm. Xoa lên núm tai, tại các vị trí tiếp xúc giữa núm tai và vành tai. Để quá trình đeo máy được nhanh chóng thuận tiện.

Sau một thời gian sử dụng, đã quen với việc đeo máy thì bạn không cần dùng nữa nhé.

 

=> Xem các chương trình khuyến mại phụ kiện máy trợ thính tại Fanpage: https://www.facebook.com/trothinhankhanghanoi

=> Xem thêm thông tin khác tại trang web : https://trothinhankhang.com/

=> Liên hệ mua pihụ kiện tại Hotline 1900636630

hoặc Địa chỉ : Tầng 7; Số 198 Trường Chinh; Đống Đa; Hà Nội or  Số 142 Thành Thái, Phường 12, Quận 10, HCM.

error: