Điếc dẫn truyền là gì – Giải thích đơn giản và dễ hiểu

Giải phẫu tai

Điếc dẫn truyền – giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu

 

 

ĐIẾC DẪN TRUYỀN LÀ GÌ – GIẢI THÍCH ĐƠN GIẢN

Như trong bài viết “Cơ chế nghe của tai người” Trợ thính An Khang đã giải thích:

  • Tai người được phân làm tai ngoài, tai giữa và tai trong.
  • Với nghe đường khí: tai ngoài và tai giữa sẽ truyền dẫn âm thanh tới tai trong. Tai trong sẽ xử lý và truyền âm thanh tới não bộ qua dây thần kinh số 8.

Trong bài viết “Mất thính lực là gì” Trợ thính An Khang cũng đã trình bày khá rõ về mất thính lực nói chung. Tại bài viết này chúng tôi sẽ giải thích một cách đơn giản với bạn về bệnh Điếc dẫn truyền.

Điếc dẫn truyền là gì?

Điếc dẫn truyền là hiện tượng các bộ phận phụ trách truyền dẫn âm thanh ở tai ngoài và tai giữa không hoạt động hiệu quả. Dẫn tới âm thanh không được dẫn truyền tốt tới tai trong. Hậu quả là âm thanh có thể bị biến dạng, hoặc suy giảm. Người bệnh có thể sẽ nghe kém hoặc không hiểu âm thanh. Thường sẽ kèm theo các triệu chứng khác do bệnh lý mang lại.

Ráy tai dẫn tới nghe kém dẫn truyền

Dị dạng vành tai sẽ dẫn tới nghe kém dẫn truyền

 

Một số nguyên nhân thường gặp dẫn tới điếc dẫn truyền?

  • Điếc dẫn truyền hay nói đúng hơn là nghe kém dẫn truyền có thể đơn giản chỉ do ráy tai. Thường gặp ở những người ít vệ sinh tai – thường là trẻ nhỏ. Hoặc những người thường dùng bông ngoáy tai không đúng cách – khiến ráy tai tích cục trong ống tai. Lúc này ráy tai sẽ cản trở âm thanh truyền vào tai giữa làm suy giảm sức nghe.
  • Bệnh lý ở tai ngoài hoặc tai giữa:
    • Viêm tai, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, sơ cứng chuỗi xương con… nhìn chung nhiều bệnh lý về tai có thể dẫn tới sức nghe bị giảm sút.
  • Di truyền – bẩm sinh:
    • Các hội chứng như dị dạng vành tai, dị dạng sọ mặt … dẫn tới cấu trúc tai bất bình thường đều có thể dẫn tới nghe kém dẫn truyền.

Dị dạng vành tai dẫn tới điếc dẫn truyền

Dị dạng vành tai là một nguyên nhân phổ biến dẫn tới điếc dẫn truyền

 

  • Tổn thương do âm thanh lớn hoặc do chấn thương:
    • Chấn thương vùng đầu hoặc vùng cổ có thể dẫn tới nghe kém dẫn truyền
    • Khi tiếp xúc âm thanh lớn đột ngột, cơ bàn đạp sẽ hoạt động để bảo vệ tai khỏi tổn thương nặng hơn. Lúc này chuỗi xương con sẽ bị hạn chế hoạt động, dẫn tới mất thính lực tạm thời.

 

Tôi phải làm gì khi phát hiện điếc dẫn truyền?

error: